Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (Chương 2): Nguồn lực của nhà lãnh đạo? (tiếp theo 1)

0
1227

Lời Chúa

Ba yếu tố cơ bản làm nên đời sống kết kiệp với Chúa. Thiên  Chúa nói với chúng ta qua Lời của Ngài. “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành” (2 Tm 3: 16-17).

Chúng ta cần phải đón nhận Lời và Lời phải đi vào tâm hồn chúng ta. Chúng ta đón nhận Lời bằng việc nghe giảng, đọc và nhớ Lời Chúa. Chúng ta để cho Lời đi vào tâm hồn chúng ta bằng suy niệm. Qua suy niệm chúng ta để Lời Chúa thấm vào đời sống thiêng liêng của chúng ta. Cũng giống như thức ăn thể lý vậy, không phải những gì chúng ta ăn vào là nuôi dưỡng cơ thể chúng ta, mà chính mà những chất mà chúng ta tiêu hoá, thấm vào máu. Đó chính là suy niệm. Suy niệm chính là đi sâu vào Lời, suy ngẫm Lời trong tâm tư, để đi vào cõi thâm sâu. “Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại!” (Tv 119:97).

Vào năm 1963 tôi có ghé Luân Đôn nhân một chuyến đi giảng. Trong lịch trình thì chúng tôi có một ngày đi tham quan. David Limebear, một chàng trai trẻ thuộc nhóm trường đại học của chúng tôi tại đó được cử làm hướng dẫn viên và cậu ta rất phấn khởi hướng dẫn chúng tôi tham quan và nghe về thành phố đáng yêu của mình. David đến từ sáng sớm, đem theo một danh sách những địa điểm lịch sử và lịch tàu điện. Cậu ấy lên kế hoạch chi tiết tới mức độ giờ nào tàu điện đến, có bao nhiêu thời gian ở đó và khi nào cần phải rời nơi đó để kịp bắt chuyến tàu tiếp theo để đến trạm kế tiếp.

Tôi tham gia chuyến tham quan của cậu ấy đầy hứng thú theo kiểu bạn có thể thấy nơi một cậu bé đến từ Neola, Iowa đi tham quan một thành phố lớn. David là người có vóc dáng rất thể thao và dẫn chúng tôi đi liên tục. Chúng tôi đi bộ nhanh qua nhà thờ chính toà, chạy vội xuyên qua công viên, dừng lại phút chốc để ngắm những bức tượng, và liếc nhanh những toà nhà sừng sững và cổ kính. Chúng tôi có thật sự tham quan Luân Đôn không?

Vài năm sau hai vợ chồng chúng tôi đến đó lần nữa trong nhân chuyến công tác và ngày cuối cùng chúng tôi đi tham quan với một số người. Tốc độ chuyến tham quan thì thư thái. Tôi chiêm ngắm và thưởng thức vẻ đẹp và sự uy nguy của nhà thờ chính toà mà tôi từng đi bộ nhanh qua vài năm trước. Lần này tâm trí tôi bị tác động. Tôi có thời gian thật sự ngắm những thắng cảnh, trải nghiệm chúng và cảm nghiệm ý nghĩa và thông điệp nơi chúng.

Với Lời Chúa cũng vậy. Nếu chúng ta đọc vội vả một đoạn Tin Mừng, nếu chúng ta cố hoàn thành việc học Kinh Thánh cho nhóm vào ngày Chúa Nhật, nếu chúng ta nhìn đồng hồ với hy vọng nghi thức sắp kết thúc để chúng ta vội vàng chạy đi một việc khác, thì chẳng có điều gì xảy đến trong đời chúng ta cả. Cũng giống như đi nhahn ngang qua một nhà thờ chính toà. Có vẻ chúng ta nhìn nhà thờ, nhưng thật ra chúng ta không thấy. Nếu chúng ta mở Lời và dành thời gian để Thần Khí của Chúa tác động lên đời sống của chúng ta, để cho Lời ngấm vào tâm hồn chúng ta, để nhận ra vẻ đẹp và sự hùng vĩ của nó, thì chúng ta sẽ có sự kết hiệp thật sự với Thiên Chúa.

Thiên Chúa muốn nói với chúng ta qua Lời của Ngài. Nếu chúng ta dành thời gian suy ngẫm Lời Ngài, chúng ta sẽ trải nghiệm sự thâm sâu và vĩ đại của thông điệp, Thần Khí Chúa sẽ nói với chúng ta và tác động đến đời sống chúng ta. Và đây là điều quan trọng. Chính Chúa đang nói với bạn, chứ không phải những từ ngữ in trong trang giấy. Thiên Chúa dùng Lời Ngài như là phương tiện, khí cụ để mặc khải chính Ngài cho chúng ta. “Tấm thân này bị nhận xuống bùn đen, theo lời Ngài, xin cho con được sống” (Tv 119:25). Lưu ý rằng chính Thiên Chúa đã thổi một đời sống mới vào những tác giả Thánh Vịnh. Ngài dùng Lời Ngài như một khí cụ để thực hiện điều đó.

Chúng ta cần yêu mến Lời của Chúa “Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại!” (Tv 119:97). Chính tình yêu với Lời Chúa đã thúc đẩy các tác giả Thánh Vịnh suy niệm Lời. Đó chính là điểm khởi đầu. Xin Chúa giúp bạn yêu mến và hân hoan trong Lời Ngài. “Trên đường mệnh lệnh Chúa, xin dẫn con đi, vì con ưa thích đường lối đó” (Tv 119: 35). “Hạnh phúc thay, người kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban” (Tv 112: 1). “Con vui thú với mệnh lệnh của Ngài  và hết lòng yêu mến.” (Tv 119: 47).

Những nhà lãnh đạo có chất muối và dẫn dắt tinh thần cho người khác phải là người của Lời.

Nguồn: http://dongten.net/noidung/69456