Lãnh đạo rất dễ dàng khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp; nhưng khi đoàn tàu bị trật bánh, một phản ứng của người lãnh đạo đều nói rõ về tính cách của họ; và nó nói lên rất nhiều về đức tin của họ. “Tín nhiệm và sự lãnh đạo luôn song hành với nhau, trong đó khả năng lãnh đạo tốt không phụ thuộc vào tài năng hay quà tặng của một người mà là sự tin phục hoàn toàn với Chúa và phụ thuộc vào Chúa Thánh Thần để khuếch đại những gì Chúa ban cho họ.” Lãnh đạo chưa bao giờ cần thiết nhiều như thế trong thời kỳ khủng hoảng, và bây giờ chính là một trong những thời điểm đó.
Tổ chức Y Tế Cộng Đồng đã tuyên bố đại dịch toàn cầu do vi-rút corona, một “sự kiện chưa từng có”, vì nó tiếp tục tấn công trên toàn thế giới. Trên toàn cầu, hơn 185.000 người đã bị đánh bại trước vi-rút này. Nền kinh tế của chúng ta đã bị ảnh hưởng, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nhiều trường học và doanh nghiệp đã đóng cửa. Không thể phủ nhận rằng những sự kiện này, và tác động của chúng đối với chúng ta, là khủng khiếp. Nhưng, nếu bạn nhớ tới dịch tả lợn, dịch cúm gia cầm, sốt xuất huyết Ebola, hội chứng suy hô hấp cấp SARS và dịch tễ HIV/AIDS, thì chúng cũng được mô tả là “những sự kiện chưa từng có.”
Chúng ta đã thực hiện các biện pháp để tự kiểm dịch và thực hiện các hướng dẫn cách ly xã hội. Dường như các chiến lược này đang hoạt động tốt khi số lượng những người bị nhiễm đã giảm. Bây giờ, chúng ta yêu cầu nới lỏng các hạn chế này, khi mọi người tìm kiếm sự trở lại của doanh nghiệp và một cuộc sống bình thường. Nhưng, theo Tiến sĩ Nicole Saphier, Trung tâm ung thư Memorial Sloan-Kettering, Người Mỹ cần thực hiện việc cách ly xã hội – “hunker down” lâu hơn một chút nữa để tránh một “thảm họa” tiềm tàng trỗi dậy trong các trường hợp vi-rút corona.
Từ điển Merriam-Webster định nghĩa rằng “hunker down” nghĩa là “ở một chỗ trong một khoảng thời gian.” Trong khi định nghĩa này vẫn chưa đủ chính xác, đặc biệt là cho các Ki-tô hữu. Hunker down nghĩa rộng hơn là giữ nguyên vị trí, nó cũng có nghĩa là “từ chối để giao phó một ý kiến hoặc niềm tin.” Khi chúng ta “hunker down”, chúng ta cũng bày tỏ sự tín nhiệm của chúng ta.
Chúng ta có niềm tin rằng các bác sĩ, chuyên gia y tế và các nhà nghiên cứu của chúng ta sẽ tìm ra một loại vắc-xin hoặc phương pháp điều trị khác để giúp chúng ta vượt qua đại dịch này. Tuy nhiên, chúng ta biết việc trở lại bình thường đòi hỏi nhiều hơn là vắc-xin, nó yêu cầu sự lãnh đạo. Chúng ta biết rằng để trở lại bình thường đòi hỏi một sự hồi phục tinh thần; một sự chữa lành chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta. Vì vậy mà chúng ta cần phải cầu nguyện.
Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo có trái tim rộng mở và trung tín. Đối với các tín hữu, đức tin và sự lãnh đạo không thể tách rời; dù tốt hay xấu, cái này không thể tồn tại mà không có cái kia. Chúng ta cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo sẽ chuyển từ tìm kiếm để hoàn thành lợi ích bản thân hoặc ích lợi về mặt chính trị sang kiếm tìm Thánh Ý Chúa.
Chúng ta đã thấy, hết lần này đến lần khác, kết quả của sự lãnh đạo tự phục vụ, không hiệu quả và tác động đối với những người bị ảnh hưởng. Chúng ta đã thấy các nhà đầu tư đã dựa vào Bernie Madoff và Enron như thế nào để mang lại sự thịnh vượng và an ninh tài chính, thay vào đó là sự lừa dối, biển thủ và hủy hoại tài chính được cung cấp. Các nhà lãnh đạo tự phục vụ tìm kiếm con đường ít cản trở nhất. Họ tìm kiếm và nhận lấy, bằng các đường tắt.
Các nhà lãnh đạo tự phục vụ luôn kiếm tìm con đường dễ dàng nhất.
Nhưng các nhà lãnh đạo đang tìm cách làm theo Thánh Ý Chúa, luôn bỏ qua những con đường tắt. Những nhà lãnh đạo đó không để chúng ta chìm đắm trong cô đơn, cô lập và tuyệt vọng. Họ giúp chúng ta chuyển từ trạng thái không hành động sang hành động, và từ tuyệt vọng đến hy vọng. Những nhà lãnh đạo này tạo ra những con đường mới, xây dựng những thuyền buồm và rẽ nước biển khi cần.
Những nhà lãnh đạo luôn kiếm tìm Thánh Ý Chúa sẽ tạo ra những con đường mới, xây dựng những thuyền buồm và rẽ nước biển khi cần.
Chúng ta không thể luôn luôn biết hoặc hiểu những lý do mà thảm họa, bệnh tật hoặc đại dịch xảy ra. Chúng ta biết điều đó không đúng, nhưng đôi khi chúng ta tìm cách chối bỏ trách nhiệm bằng cách quy kết chúng cho Thánh Ý Chúa. Đôi khi chúng là kết quả của việc theo đuổi các mục tiêu và lợi ích của chúng ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, sự hiện diện của Thiên Chúa có thể thấy được.
Sự giảm thiểu thải khí carbon và chất độc hại đã được báo cáo. Ở New York, sông Hudson được sạch hơn. Sinh vật biển đang trở lại kênh đào Vienna. Rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng đang trải qua sự tái sinh của quần thể. Ở Ấn Độ, mọi người đi ra ngoài để xem thứ gì đó đã không được nhìn thấy trong nhiều thập kỷ, dãy núi Himalaya hùng vĩ.
Lịch sử đã dạy chúng ta rằng, chắc chắn sẽ có những thảm họa và bệnh tật khác, và những nhà lãnh đạo mới sẽ xuất hiện. Các nhà lãnh đạo đang tìm cách theo Chúa, sẽ tự tin tuyên bố, như thư Do Thái 4:16 (VOICE) đã khuyến khích chúng ta:
“Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.”
Lòng thương xót, ân sủng, và sự lãnh đạo không được tìm thấy trong các phòng họp hoặc những hội trường của chính trị. Chúng được tìm thấy trong trái tim, tư duy, hành động và thói quen của những người “bình thường”. Chúng ta tìm thấy nó trong trái tim của các nhân viên cửa hàng trợ giúp trả tiền hàng hóa cho một y tá đang kiệt sức, hay trong tư duy của một bác sĩ tạo ra một máy thở mới để một bệnh nhân có thể thở, trong hành động của các nhân viên ngân hàng thực phẩm phân phát thức ăn cho người nghèo đói, và các thói quen của những tín hữu vẫn luôn tiếp tục cầu nguyện và tạ ơn. Vậy tại sao chúng ta phải tạ ơn Chúa?
Năm 2001, sau vụ khủng bố 11/9, Max Lucado đã viết “Lời cầu nguyện cho người Mỹ” audio CA. Trong đó anh mất một lúc để nói:
“Và chúng con cảm ơn Ngài vì những giờ cầu nguyện này. Kẻ thù đã tìm cách đưa chúng con đến để khuất phục và đã thành công. Ngài không có ý tưởng gì, tuy nhiên, chúng con sẽ quỳ xuống trước Ngài. Và Ngài không biết con có thể làm gì”
Lời cầu nguyện vượt thời gian này nhắc nhở chúng ta nhất định không khuất phục trước những nỗi sợ hãi trong thời điểm này. Nó nhắc nhở chúng ta rằng việc thể hiện sự lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng, vô vọng và cô lập của chúng ta có vẻ hợp lý và thậm chí có thể hấp dẫn; nhưng chúng khiến chúng ta sa lầy trong một chu kỳ tiêu cực và tự đánh bại. Thay vào đó chúng ta có thể có niềm tin, lòng biết ơn và tiến gần đến Thiên Chúa, người không bao giờ tự cô lập. Ngài đang chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở và muốn đến gần chúng ta. Nếu chúng ta phó thác cho Ngài.
Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/faithful-leadership
Người dịch: An Hòa