6 Điểm Yếu Cơ Bản Thường Gặp Ở Các Nhà Lãnh Đạo

0
1010

Khi nghiên cứu cho cuốn sách thứ ba của tôi, tôi khám phá ra rằng có 6 điểm yếu cơ bản hay kẻ hỡ (tiếng anh là “gap”) mà các nhà lãnh đạo thường phải đối mặt trong một mức độ nào đó. Những điều này dựa trên những chiều kích đến từ bên trong về việc làm thế nào để đối mặt với những cảm xúc tình cảm của chúng ta được gọi là family systems.

Bạn có xu hướng thiên về điểm yếu lãnh đạo nào dưới đây?

ĐIỂM YẾU 1: PHẢN ỨNG CẢM XÚC (sự điều tiết cảm xúc kém) 

Mô tả: Cụm từ phản ứng cảm xúc đã tự định nghĩa chính nó. Bạn có thể nhận ra được điều này ở những phản ứng cảm xúc bên trong hay bên ngoài có thể nhìn ra ở những nhà lãnh đạo khi họ phản ứng lại người khác trong tình trạng căng thẳng.

Hình ảnh ẩn dụ: Con nhím

Đặc điểm nhận dạng: bộc phát cảm xúc, xung đột, la hét, ngôn ngữ cơ thể khép kín, tạo khoảng cách trong các mối quan hệ, buồn rầu, rút lui.

Nhân vật trong Kinh Thánh thể hiện điểm yếu này: Mô-sê đã thể hiện điểm này một vài lần. Ông đã giết một người Ai Cập (Sách Xuất Hành 2:12) khi ông nhìn thấy người này đánh một người Híp-ri. Ông đã phản ứng dữ dội với mọi người khi lấy gậy đập vào tảng đá thay vì tuân theo mệnh lệnh của Thiên Chúa để nói chuyện về điều đó. (Sách Dân Số 20:11). Và ông đã ném bộ 10 Điều Răn đầu tiên xuống khi ông nhìn thấy mọi người đang tôn thờ con bê vàng (Sách Xuất Hành 21:19)

ĐIỂM YẾU 2: THIẾU LẬP TRƯỜNG (quan điểm lập trường yếu)

Mô tả: Một nhà lãnh đạo với điểm yếu này sẽ dựa trên niềm tin của mình khi anh ta cảm nhận những người xung quanh anh ta sẽ đồng ý với anh ta. Khi anh ta bị áp lực phải thay đổi lập trường, thường thì anh ta sẽ nhượng bộ.

Hình ảnh ẩn dụ: Con sứa

Đặc điểm tính cách: sợ hãi khi phải đứng trên lập trường đối lập với những người có ảnh hưởng lớn trong giáo hội như là đại gia hay những người già, những người thiếu chỗ dựa, và hay đổ lỗi cho người khác, có thể cướp đi công sức của người khác vì hạnh phúc hay là che giấu cho những thất bại của anh ta.

Nhân vật trong Kinh Thánh thể hiện điểm yếu này: Ti-mô-thy. Ông chắc chắc đã đối mặt với điểm yếu này ở việc lãnh đạo từ sớm trong cuộc đời phục vụ của mình. Chúng ta có thể nhận ra điều này trong kết luận của Thánh Phaolo tông đồ gửi cho các tín hữu Ti-mô-thy. Thánh Phaolo cổ vũ rằng đừng để ai coi thường anh chỉ bởi vì anh còn trẻ (1: Ti-mô-thy 4:12). Ông còn cổ vũ rằng hãy mạnh dạn hơn, đừng nhút nhát (2 Ti-mô-thy 1:7)

ĐIỂM YẾU 3: THIẾU KẾT NỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI THÂN THUỘC (kết nối thấp trong các tình huống mà các mối quan hệ không gắn kết)

Mô tả: Một nhà lãnh đạo với điểm yếu này sẽ tạo khoảng cách giữa anh ấy về mặt cảm xúc và cả vật lý với người khác khi mà cảm xúc của anh ấy dâng cao.

Hình ảnh minh họa: Rùa rụt đầu khi sợ hãi.

Đặc điểm tính cách: hờn dỗi, trở nên im lặng, tạo khoảng cách xa cách, cô lập, chuyển nhà thờ thường xuyên để tránh đối mặt với những mối quan hệ và cảm xúc khó khăn, những ranh giới cứng ngắc, từ chối loại bỏ những người khác, tạo những bức tường đá đầy ngăn cách, hung hăng thụ động.

Nhân vật trong Kinh Thánh thể hiện điểm yếu này: Người con trai hoang đàng và người anh trai. Người con trai hoang đàng đã từ bỏ việc kết nối về cảm xúc lẫn vật lí với cha mình khi anh bỏ nhà đi sau khi nhận được di sản kế thừa của mình. Sau khi tiêu xài hết toàn bộ số bạc và kết thúc bằng việc cho heo ăn, anh ta trở về nhà trong sự ăn năn của mình. Và khi mà người anh trai biết được rằng cha đã mở một buổi tiệc “chào mừng em trai mình về nhà”, thì người anh trai lại ngay lập tức tách rời bản thân mình ra khỏi bằng cách than thở với cha và sau đó từ chối tham gia buổi tiệc. (Luca 15:11-32).

Áp-sa-lôm cũng là một hình mẫu của sự chia cách. Sau khi Am-non anh trai cùng cha khác mẹ cưỡng hiếp em gái Ta-ma, thì Áp-sa-lôm cũng tự tạo khoảng cách với An-nom khi anh ta muốn giết An-nom. Hai năm sau Áp-sa-lôm đã giết Am-non và ngay sau đó xa lánh vua Đa-vít trong 5 năm (2 Sa-mu-en 13-14). Cuối cùng thì trái tim đầy sự cay đắng của Áp-sa-lôm đã dẫn đến cái chết không tưởng tượng được của anh ta (2 Sa-mu-en 18)

Bạn đang đối mặt với những điểm yếu nào trong sự lãnh đạo của mình?

ĐIỂM YẾU 4: PHA TRỘN (Thiếu bản sắc cá nhân)

Mô tả: Một nhà lãnh đạo với điểm yếu này bị thu hút và quyến rũ bởi người khác vì có quá nhiều cảm xúc với họ. Có thể giải thích theo một chiều hướng tương tự như điều xảy ra khi những kim loại được nóng chảy sẽ hòa trộn vào nhau, và chúng sẽ bị mất đi bản sắc cá nhân của mình. Một câu nói có thể giải thích được sự thiếu bản sắc cá nhân này của Oscar Wilde, “Hầu hết mọi người là người khác. Những suy nghĩ của họ là ý kiến của người khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, cảm xúc của họ là một câu trích dẫn.”

Hình ảnh minh họa: Cá mòi (một loại cá nhỏ cũng hay được gọi là cá ép, cá bám tàu, chúng hay với bám dính vào các loài cá lớn thông qua vây lưng phía trước của chúng biến đổi thành giác mút có thể đóng hoặc mở giúp cá ép tạo ra một lực hút nhằm bám dính vào các sinh vật biển). Một phép ẩn dụ tuyệt vời khác chính là the Borg trong Star Trek: The Next Generation. The Borg là những người ngoài hành tinh đáng sợ và bọn chúng sẽ đồng hóa con người vào trong bộ sưu tập hệ thống của chúng.

Đặc điểm tính cách: có xu hướng tạo ra một gia đình hạnh phúc, rất đoàn kết, theo xu hướng hòa thuận, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của đám đông, tâm lý bầy đàn, dễ chịu trách nhiệm về một phản ứng khác của người khác, có cảm giác đánh mất bản thân vì người khác, chịu căng thẳng mãnh liệt khi sự lo lắng tăng lên, cường độ cảm xúc tăng lên và giảm dựa trên cường độ cảm xúc của người khác, là người dễ đi theo xu hướng của đám đông – dễ hòa hợp với người khác (greases the church’s squeaky wheel).

Nhân vật trong Kinh Thánh thể hiện điểm yếu này: Aaron. Mô-sê giao trọng trách cho Aaron khi ông lên Núi Xi-nai để nhận 10 Điều Răn từ Thiên Chúa. Nhưng Aaron đã nhượng bộ trước “tâm lý đám đông” (herd mentality), trước những người sợ rằng Mô-sê sẽ không bao giờ quay trở lại vì anh ta đã đi được hơn một tháng. Sự ngu muội của anh đối với những người thúc giục anh đã tạo nên con bê vàng (Xuất Hành 32:1-4)

ĐIỂM YẾU 5: HÀNH ĐỘNG QUÁ MỨC CẦN THIẾT

Mô tả: Nhà lãnh đạo hành động quá mức cần thiết thường sẽ kiểm soát và chịu trách nhiệm quá mức yêu cầu về những cảm xúc bình an của người khác, thường xuyên phải cố gắng để tạo vỏ bọc cho những khiếm khuyết về nhận thức ở những người khác.

Hình ảnh minh họa: Ong thợ. Chúng làm hầu hết mọi nhiệm vụ trong một tổ ong trong khi những con ong đực thì chỉ hiện diện để giao phối với ong chúa. Những con ong thợ theo nghĩa đen tự làm việc đến chết khi hoa nở. Chúng thường chết trong vòng năm tuần. Chúng chết một mình, rời khỏi khu vực đã rút cạn kiệt sinh mạng chúng.

Đặc điểm tính cách: làm việc rất chăm chỉ, hiếm khi yêu cầu sự giúp đỡ, cố gắng rất rất nhiều để giúp đỡ, chịu trách nhiệm cho người khác càng ngày càng nhiều lên, thường hay bảo người khác về những việc mà họ cần cảm nhận/suy nghĩ/làm, và làm cho người khác những gì mà họ nên thực hiện bởi chính họ, thường đòi hỏi sự thỏa thuận từ người khác, có thể khiến cho người khác trở thành người không có ích, thường có xu hướng nghiêng về sự đồng ý một cách dễ dàng.

Nhân vật trong Kinh Thánh thể hiện điểm yếu này: Mô-sê. Tôi không nghĩ là tôi sẽ chọn Mô-sê thêm một lần nữa, nhưng ông ấy đúng là một người làm quá mức cần thiết khi ông cố gắng hành động như một thẩm phán đối với tất cả mọi rắc rối của người dân (Xuất Hành 18). Nhưng may mắn là ông đã chú ý đến lời khuyên hãy trao quyền cho người khác mà cha vợ Jethro đã đề nghị. Martha sẽ là một hình ảnh minh họa khác đã được chứng minh khi cô lo lắng về việc chuẩn bị một bữa ăn cho Chúa Giêsu trong khi Mary ngồi dưới chân Ngài (Lu-ca 10: 38-42).

ĐIỂM YẾU 6: HÀNH ĐỘNG DƯỚI MỨC CẦN THIẾT

Mô tả: Những nhà lãnh đạo có điểm yếu về việc hành động dưới mức cần thiết này dường như luôn cần sự giúp đỡ nhưng chính bản thân họ lại không bao giờ thay đổi. Họ không chịu trách nhiệm tương xứng và thường muốn người khác đảm nhận chúng.

Hình ảnh ẩn dụ: Cún Con

Đặc điểm tính cách: phụ thuộc rất nhiều vào người khác để biết phải làm gì kế tiếp, ít khi cần xin lời khuyên, thường thụ động, yêu cầu người khác làm những gì anh ta nên làm cho mình, dễ dàng bị lôi cuốn và đi theo hướng suy nghĩ của đám đông, trong hầu hết thời gian.

Nhân vật trong Kinh Thánh thể hiện điểm yếu này: Sa-un. Trong sách 1 Sa-mu-en 17 mô tả một điểm ví dụ về điểm yếu này. Câu chuyện mô tả khi Go-li-át chế nhạo Sa-un và người của ông ta. Sa-un nên nhận trách nhiệm và chiến đấu với anh ta. Nhưng thay vào đó thì, ông giao trách nhiệm cho cậu bé chăn cừu Đa-vít để chiến đấu với Go-li-át. Sự thụ động của Sa-un chính là một trong những điểm yếu trong cuộc chinh chiến của ông.

 

Tôi tin rằng bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng đều phải chiến đấu với ít nhất một trong những điểm yếu này. May mắn thay, Thiên Chúa giao ước với chúng ta rằng nhờ Thần Khí của Ngài, mà chúng ta có thể dựa vào Ngài và Ngài sẽ lấp đầy những khoảng trống đó. Chính câu trích dẫn sau đã khuyến khích tôi rất nhiều khi tôi tranh đấu, và tôi hy vọng nó làm như thế với bạn.

Thật vậy, Đức Ki-tô đã lấy thần lực của Người mà ban tặng chúng ta tất cả những gì giúp chúng ta được sống và sống đạo đức, khi Người cho chúng ta biết Đấng đã dùng vinh quang và sức mạnh của mình mà kêu gọi chúng ta (2 Thư Phêrô 1:3).

Liệu rằng bạn có nhìn thấy được điểm yếu nào khác mà các nhà lãnh đạo hay gặp phải không?

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/6-biggest-leadership-gaps-pastors-face

Người dịch: Anna NQ

Chú thích của người dịch:

The Borg là một nền văn minh thần thoại của những sinh vật có thể hoán đổi cho nhau và không biết đến khái niệm mệt mỏi. Những sinh vật này tập hợp thành một khối thống nhất, nhận lệnh từ bộ não trung ương qua một phần cứng gắn trong não chúng.

Borg di chuyển trong vũ trụ như những khối kim loại khổng lồ không thể xuyên thủng, ngốn ngấu tất thảy những gì nằm trên đường đi của nó. “Chúng ta là Borg đây” – nó thông báo như thế khi va vào những phi công lái con tàu không gian Enteprise trong phim First Contact. “Hạ khiên xuống! Nộp tàu đi! Chúng ta sẽ bổ sung đặc trưng sinh học và công nghệ của các người vào của chúng ta. Nền văn hóa của các người sẽ được sử dụng để phục vụ chúng ta. Kháng cự cũng vô ích!”. Một khi đã trở thành bộ phận của hệ thống, tự do sẽ không còn nữa mà được thay thế bằng sự tận tụy với não trung tâm của con tàu. Máy bay không người lái có thể trì độn giống như một người máy, nhưng Borg là một kẻ thù cực kỳ ghê gớm vì bộ não thuộc thuyết hình người của nó có thể học và tự điều chỉnh, phá vỡ mọi thủ đoạn mới mà con người lừa nó.

greases the church’s squeaky wheel: là một câu tục ngữ của Mỹ được sử dụng để truyền đạt ý tưởng rằng những vấn đề đáng chú ý nhất là những vấn đề dễ gây chú ý nhất.