Bạn Phải Lùi Lại Phía Sau Để Giúp Người Khác Tiến Lên

0
1365

Phát triển năng lực lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của bất kì tổ chức, giáo xứ hay thậm chí là trong gia đình. Ngạn ngữ có câu rằng “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, trong thời buổi hiện nay điều này càng đúng hơn so với bất kì thời gian nào trước đây. Chúng ta đi đến nhà thờ, rạp chiếu phim, buổi hòa nhạc, buổi dã ngoại hay chỉ là đi ra ngoài cùng với những người giống như chúng ta hoặc ít nhất là những người có cùng giá trị cuộc sống với chúng ta. Nghiên cứu của Roger Highfield đã nói rằng:

“Một khi bạn có một chút thông tin về một người nào đó giống bạn hoặc khác biệt, bạn dường như giữ lấy điều đó và chạy theo nó. Bạn có thể nghĩ rằng họ giống bạn một cách hoàn toàn, mặc dù bạn có thể không có nhiều lý do để suy nghĩ như vậy. Điều này thật đáng ngạc nhiên.”

Giờ bạn hãy thử suy nghĩ về những người hay những nhóm mà bạn đang tham gia, bạn sẽ cho rằng, họ có nhiều đặc điểm giống bạn hơn là khác biệt. Sự thật là chúng ta quan hệ tốt hơn với những người giống chúng ta. Vì thế mà, không có gì phải ngạc nhiên khi rất nhiều nhà lãnh đạo thường không đầu tư công sức để phát triển vào những người phù hợp nhất nhưng lại vào những người người mà làm các nhà lãnh đạo thấy được bản thân họ. Nhưng phát triển năng lực lãnh đạo không phải là phát triển những người khác giống như chúng ta, mà là giúp đỡ họ phát triển tối đa năng lực của họ. Harvey Firestone, nhà sáng lập công ty Firestone Tire and Rubbe, đã nhận ra điều này khi ông ta nói:

“Nâng đỡ và phát triển người khác là lời mời gọi cao nhất của một nhà lãnh đạo”

Đã tới lúc trong tiến trình, hay trong sự thành công cá nhân, sự nghiệp và tinh thần của nhà lãnh đạo không còn được đo lường bằng những gì chúng ta đạt được, mà bằng những gì người khác có thể đạt được bởi sự hiện diện của chúng ta. Phát triển người khác đòi hỏi chúng ta phải bước ra khỏi ánh đèn sân khấu, để người khác có thể bước vào và ánh sáng chiếu vào họ. Steven Spielberg cho biết, công việc của một Giám đốc là làm việc đằng sau máy quay để giúp cho những người đứng trước máy ảnh có thể phát huy tốt đa khả năng của họ.

Việc phát triển người khác không xảy ra một cách tình cờ mà nó đòi hỏi một quyết định có ý thức. Đó là nhận ra rằng có một điều gì đó lớn hơn và mục tiêu quan trọng hơn. Một ví dụ vào ngày 7 tháng 3 năm 1985, 46 nghệ sĩ thu âm tài năng nhất thế giới từ khắp nơi đã đến để thu âm một bài hát. Trong đêm đó, không có tranh luận về việc ai sẽ hát chính, mỗi người hát bao nhiêu dòng, hay là việc nhận được bao nhiêu. Như nhà sản xuất Quincy Jones đã tuyên bố, họ đã không cần bất kì dấu hiệu nào để chỉ cho họ thấy cái tôi của mình. Tất cả 46 ca sĩ đó đã tham gia với một ý nghĩ: cố gắng và tạo nên sự khác biệt. Và họ đã làm như vậy. Mỗi giây trong đêm đó thật kỳ diệu. “Với tư cách là nghệ sĩ, tất cả chúng tôi chỉ là những lời thì thầm của Chúa và tôi biết rằng Chúa đã đi qua phòng thu tối hôm đó, một vài lần.” Tất cả 46 nghệ sĩ đã để cái tôi phía sau để bài hát – We Are the World, chỉ dài hơn 6 phút, có thể quyên góp được hơn 63 triệu đô la để giúp đỡ người dân Haiti.

Phát triển người khác không xảy ra một cách tình cờ.

Phát triển những người khác không xảy ra trong sự xa cách, cũng không xảy ra một cách đơn độc. Phát triển năng lực lãnh đạo, giống như phát triển tâm linh, cần có sự tham gia của người khác. Chúng ta không trở thành nhà lãnh đạo, cũng không phải là nhà lãnh đạo được phát triển đơn độc. Như tác giả Kenneth Boa tuyên bố, thật thú vị khi không có người nào trong Kinh thánh tin vào Chúa Kitô ngoại trừ nhờ công việc của một người khác. Ngay cả Saul của Tarsus, khi anh ta đối mặt với Chúa Kitô phục sinh trên đường đến Damascus, và đã được gửi đến một người khác, người sẽ cho anh ta biết phải làm gì (Công vụ 9).

Phát triển người khác không xảy ra một cách xa cách.

Chúa Giêsu đã thực hiện điều đó như thế nào? Ngài khiến cho họ chắc rằng họ sẵn sàng và Ngài lùi lại phía sau. Lùi lại phía sau không có nghĩa là Ngài không tham gia vào. Luca 10 đã nói với chúng ta rằng trước khi Ngài lùi lại phía sau, và trao nhiệm vụ cho các tông đồ, Chúa Giêsu đảm bảo rằng:

1. Họ được đào tạo một cách bài bản

2. Họ có một viễn cảnh rõ ràng

3. Họ có quyền thực hiện những gì họ được yêu cầu

4. Họ có sự hướng dẫn

5. Thành công của họ được khen ngợi, tôn vinh

Phát triển người khác chưa bao giờ là việc dễ dàng. Khi Chúa Giêsu ủy thác cho các tông đồ. Ngài bảo họ “Khi đi đàng, các con đừng mang gì cả, chớ mang gậy và bị, bánh và tiền, cũng đừng mặc hai áo” (Lc 9:1-10, TPT). Khi bạn chắc chắn bản thân không có những trở ngại này, thì bạn nên chuẩn bị cho những rủi ro và chỉ trích mà bạn có thể gặp phải. Có bao nhiều lần một đứa trẻ đổ tội cho ba mẹ chúng chỉ vì một món đồ mà chúng thích? Có bao nhiêu người phàn nàn rằng họ không được đối xử công bằng? Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn đáp trả? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong 2 Ti-mô-thê 2:24 (NOG):

“Thế mà người tôi tớ Chúa thì không được cãi cọ, nhưng phải dịu dàng với mọi người, có khả năng giảng dạy, biết chịu đựng gian khổ”

Có lẽ điều quan trọng nhất khi phát triển người khác đó là yêu cầu chúng ta phải bảo vệ sự thật, chống lại sự giả tạo. Như Mát-thêu 6:1 (TPT) đã yêu cầu rằng:

“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng”

Khi chúng ta mưu cầu phát triển người khác, chúng ta hãy tập trung vào nhu cầu của họ để phát triển họ, chứ không phải nhu cầu của chúng ta để điều khiển họ. Nó không còn là phục vụ nhu cầu của chúng ta mà là phục vụ nhu cầu của họ. Điều này nghe giống như chúng ta cần phải lùi lại phía sau và kiểm tra lại cái tôi của mình.

Người dịch: Như Quỳnh

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/you-have-step-back-move-others-ahead