Bất cứ nơi đâu

0
1310

Khi tôi còn là học sinh trung học, tôi học cả tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Vì tôi tham gia câu lạc bộ Tiếng Pháp và những sự kiện liên quan đến các ngôn ngữ khác, nên tôi được mời tham gia vào chuyến dã ngoại hai tuần ở Paris, Pháp để nâng cao những kĩ năng về ngôn ngữ của tôi. Vấn đề ở chổ là bố mẹ tôi phải chi trả cho chuyến đi đó. Còn tôi thì thực sự rất rất muốn tham gia chuyến đi này!

Sau khi mẹ tôi nói, “Không” và bố tôi nói “Để xem chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào”, thì tôi biết là tôi có thể đi được. Tôi bắt đầu lên kế hoạch cho tất cả những nơi tôi sẽ tới và làm những điều tôi muốn làm. Tôi thực sự rất hào hứng về Louvre, về Mona Lisa, tháp Eiffel, Notre Dame và nhiều thứ khác nữa. Tôi thực sự không thể đợi được nữa.

Cuối cùng thì thời gian cho chuyến phiêu lưu cũng đã đến và mọi việc thật tuyệt vời! Tôi đã biết quá ít về thế giới nên khi tham gia vào chuyến phiêu lưu này càng khiến tôi mong muốn được đi khắp nơi trên hành tinh để nhìn thấy những vùng đất khác nhau. Tôi thực sự thấy may mắn khi đã thực hiện được những chuyến du lịch cá nhân hay những chuyến du lịch vì công việc, được đến nhiều nơi trên quả địa cầu nơi mà chúng ta gọi là Trái đất hay “nhà”

Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều, gặp gỡ rất nhiều người đáng kinh ngạc, nếm những đồ ăn kì lạ và đôi lúc là những món ăn tuyệt vời, tham quan những di tích trên thế giới, được nghe những câu chuyện lịch sử và nhìn ngắm cách mà mọi người tương tác với nhau như việc họ nói chuyện, lái xe, sống và nhiều thứ nữa. Những cuộc phiêu lưu thực sự quá tuyệt vời. Khi viết về những điều này tôi đang suy nghĩ về nơi mà tôi có thể khám phá tiếp theo.

Trong Mát-thêu chương 28, Chúa Giêsu đã nhắc nhở các môn đệ của Ngài và những người theo Ngài ngày nay rằng “Hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ…” Tôi tin rằng Thiên Chúa đã mời gọi một người trẻ như tôi đi đến một nơi nào đó khiến cho tha nhân thành môn đệ. Theo sự hiểu biết của tôi thì đó chính là lời mời gọi truyền giáo. Tôi hiểu được điều đó trong những cụm từ như “trong khi tôi đi”, chứ không phải chỉ là “đi”. Bởi vì cuộc sống là những sự lựa chọn, tôi chưa bao giờ trở thành một nhà truyền giáo cho dân ngoại, nhưng “trong khi tôi đi” nhiệm vụ của tôi chính là khiến cho muôn dân trở thành môn đệ.

Khi tôi di chuyển trên hành tinh nhỏ bé này, nhiệm vụ của tôi chính là khiến cho muôn dân trở thành môn đệ

Điều đó thường xảy ra ở nhà thờ hoặc  thông qua những người mà tôi gặp trong các buổi họp mặt hay ở những sự kiện về tôn giáo. Nhưng tôi đi nhiều nơi khác và nhiệm vụ được thực hiện “khi tôi đang đi..”  Vậy  “Tôi đi đâu?” Bạn đi đâu? Chúng ta bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để khiến mọi người trở thành môn đệ bởi vì chúng ta đã không quan sát, chờ đợi, lắng nghe… Món quà truyền giáo không phải là điều bắt buộc nhưng món quà quý giá về tình yêu vô điều kiện của Chúa Giêsu là điều rất có ý nghĩa mà chúng ta cần phải trao ban cho mọi người!

Đây là ba cách để bắt đầu những cuộc hội thoại quan trọng:

1.   Chú ý lắng nghe

Lắng nghe điều mà người khác muốn nói thay vì những  từ ngữ thoát ra từ miệng họ chính là chìa khóa của việc chú ý lắng nghe. Nhưng trong hầu hết thời gian, chúng ta đều nghĩ về những câu trả lời dễ thương, thông minh, vui vẻ, hài hước hơn là chúng ta nghĩ về ý nghĩa của những từ ngữ đó. Solomon đã nhắc nhở chúng ta trong Châm Ngôn 1:5, ” Người khôn ngoan hãy nghe để được thêm kiến thức; người hiểu biết hãy nghe và sẽ tìm được lời hướng dẫn”

2.   Một tinh thần nhẹ nhàng và tử tế

Ai cũng có thể cảm nhận được một tinh thần nhẹ nhàng và tử tế. Làm cách nào để mọi người cảm thấy được sự mở lòng của bạn trong các cuộc chuyện trò quan trọng. Ti-mô-thê đã khuyên bảo rằng, “Thế mà người tôi tớ Chúa thì không được cãi cọ, nhưng phải dịu dàng với mọi người, có khả năng giảng dạy, biết chịu đựng gian khổ.” Trong thế giới ngày nay, rất khó để tìm thấy một người luôn nhẹ nhàng và tử tế khi phản ứng lại với mọi sự, cho dù vì một chính sách nào đó, có người giúp đóng gói những đồ tạp hóa cho bạn hay người phục vụ đồ ăn khi bạn dùng bữa thì họ đều là những người rất ư nhẹ nhàng và tử tế

3.   Đồng cảm

Việc thực sự quan tâm đến những câu chuyện cuộc sống của ai đó cũng như việc cố gắng cảm nhận cảm giác của họ sẽ mở ra những cuộc trò chuyện tâm tình. Một lần nữa, Solomon nhắc nhở chúng ta, bất cứ ai kiên nhẫn đều có sự hiểu biết rất lớn (Châm ngôn 14:29). Đồng cảm là sự thấu hiểu một cách kiên trì, quan tâm về người khác để hướng dẫn họ vào một lối sống tốt hơn – một cuộc sống với Chúa Giêsu!

Bất cứ nơi nào chúng ta đi, luôn có những người cần những người thực sự lắng nghe, những người tử tế, dịu dàng và luôn đồng cảm với những câu chuyện được kể. Bạn không cần phải băng qua đại dương nhưng chỉ cần đến với người hàng xóm của bạn, giáo xứ của bạn, và thậm chí là ngay tại chính ngôi nhà của bạn

Hãy ghi nhớ lời dặn của Chúa Giê-su ở trong tim rằng “trong lúc con ra đi, hãy khiến muôn dân thành môn đệ thầy…”

(Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/everywhere)

Anna Quynh dịch