Bị Lung Lay Nhưng Không Bị Dịch Chuyển

0
1002

Chúng ta không hề có chút thời gian nào để nghỉ ngơi. Chúng ta đã trải qua khoảng thời gian từ cơn đại dịch cho đến khi cuộc biểu tình diễn ra. Hầu hết chúng ta không thể cùng nhau thực hiện phục vụ các công việc ở nhà thờ, giáo xứ trong vài tháng rồi. Trẻ em không được đến trường. Người lớn thì bị mất việc. Cuộc sống mà chúng ta từng biết một năm trước giờ đã hoàn toàn khác. Chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng – chúng ta bị lung lay nhưng không bị dịch chuyển. Thiên Chúa đang di chuyển với ân sủng, tình yêu và quyền năng. Bạn và tôi phải thực hiện các lựa chọn hằng ngày – để gìn giữ sự tập trung cao độ nhất trong sự hiện diện, quyền năng và mục đích vĩnh hằng của Thiên Chúa thay vì chú ý đến việc đang xảy ra xung quanh chúng ta. Nhưng chúng ta có thể nghỉ ngơi trong sự bình an của Thiên Chúa toàn năng – Người nắm giữ tương lai của thế gian.

Chúng ta có thể nghỉ ngơi trong sự yên ổn của Thiên Chúa toàn năng Người nắm giữ tương lai của thế gian.

Thiên Chúa là vĩnh hằng. Thiên Chúa là vĩnh hằng, điều này có nghĩa là Ngài không bao giờ già, Ngài không bao giờ từ bỏ việc lắng nghe chúng ta, hay là sẽ đảo ngược bất kì quyết định nào về tình yêu mà Ngài dành cho chúng ta. Ngài lúc nào cũng như vậy, không bao giờ thay đổi và đáng cậy trông. Trong thư gửi các tín hữu Do-Thái 13:8 đã nói rằng, “Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.”

Thiên Chúa luôn đúng. Sách Đệ Nhị Luật 31:6 đã nói rằng “Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đừng sợ, đừng run khiếp trước mặt chúng, vì chính ĐỨC CHÚA… Người sẽ không để mặc, không bỏ rơi anh (em).”(KJV). Đức Tin là sự đối nghịch của nỗi sợ hãi. Thông qua mối tương quan với Thiên Chúa, hằng ngày chúng ta có thể lựa chọn Sự Thật và bước tiếp vào một tương lai bất định.

Thiên Chúa trung tín. Ngài sẽ hoàn thành bất cứ điều gì mà Ngài bắt đầu. Hãy nghĩ về những gì Ngài đã truyền dạy chúng ta xuyên suốt đại dịch. Tôi đã nguyện cầu tôi sẽ thay đổi trong suốt thời gian ở tại nhà “tại nơi trú ẩn để cách ly xã hội”. Tôi không muốn lãng phí thời gian, và học hỏi rất nhiều về việc gắn kết sâu sắc hơn trong mối quan hệ với Ngài. Phi-líp-phê 1:4-6 đã nói rằng, “Tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em hết thảy, vì từ buổi đầu cho đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng. Tôi tin chắc rằng: Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Đức Ki-tô Giê-su quang lâm.”

Lời Chúa luôn đúng. Giô-suê 23:14, “…không một lời nào đã ra vô hiệu: mọi sự đã ứng nghiệm cho anh em; không một lời nào đã ra vô hiệu….” Có hơn 8,000 lời hứa trong Kinh Thánh. Lời hứa nào mà bạn cầu xin cho chính bản thân mình ngày hôm nay? Cho gia đình của bạn? Cho công ty của bạn? Cho giáo xứ của bạn? Cho giáo hội của bạn? Cho đất nước của bạn?

Tình yêu của Thiên Chúa luôn đúng. 1 Cô-rin-tô 13:8 & 13, “Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” Tình yêu là gì? Yêu là một động từ, là một từ chỉ hành động, khi chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về tình yêu, chúng ta có thể khẳng định giá trị và sự xứng đáng của nó. Trên tất cả, chúng ta có thể tưởng nhớ về giá chuộc mà Chúa Giêsu đã trả trên thập giá vì tội lỗi thế gian. Trong quá trình thể hiện tình yêu với anh em trong Chúa Ki-tô, tôi đã được nhắc nhở từ Martin Luther King rằng, “Mỗi một người đều phải được tôn trọng vì Thiên Chúa yêu thương người đó. Giá trị của một cá nhân không nằm ở thước đo về trí tuệ, nguồn gốc chủng tộc hay là vị trí xã hội của người đó. Giá trị của con người nằm ở chính mối tương quan với Thiên Chúa. Một cá nhân có giá trị bởi vì anh ta có giá trị với Chúa. Bất cứ khi nào điều này được công nhận, thì “người da trắng” hay “người da đen” sẽ không còn xuất hiện trong việc định nghĩa một mối quan hệ, mà thay vào đó là “người anh em” và “con cái”.

Lòng thương xót của Chúa mãi không vơi. Ai-ca 3:22-23 đã nói rằng, “Lượng từ bi ĐỨC CHÚA đâu đã cạn, lòng thương xót của Người mãi không vơi. Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” Lòng thương xót của Chúa là gì? Mỗi ngày, chúng ta có thể lựa chọn để thể hiện lòng thương xót của chúng ta để nhắc nhở mình về sự vĩnh hằng và sự trung tín của Chúa. Nhưng chờ chút đã, còn có nhiều hơn thế nữa.

Thiên Chúa mong mỏi chúng ta thể hiện lòng thương xót, từ bi của chúng ta với những người khác. Điều này xảy ra khi chúng ta cầu xin điểm này khi cầu nguyện với các tín hữu khác, theo một cách nào đó. Tuân theo Thánh Ý Chúa thông qua cầu nguyện và yêu thương thông qua hành động chính là chứng nhân sống chính tại nơi chúng ta sống, thành phố, quốc gia hay chính thế gian này. Chúng ta có thể tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Chúng ta có thể hiệp thông với Ngài để xem lời cầu nguyện của Chúa Ki-tô trong Gio-an 17.

Gio-an 17:20-23 đã nhắc nhở chúng ta rằng, “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.”

Lời cầu nguyện của Chúa có lẽ chính là câu trả lời khi Thánh Thể của Chúa Giêsu bị giải thoát từ sự chia rẽ và phân biệt chủng tộc. Chúng ta có thể để qua một bên sự khác biệt của chúng ta để tôn trọng giá trị, chân thành và yêu thương người khác như cách mà Thiên Chúa đã làm. Đức Phanxicô Frangipane đã nói như thế này, “Giao ước mà chúng ta yêu thương không gì khác hơn chính là sự mở rộng bản chất của Đấng Ki-tô. Chúng ta bước theo Giêsu đi vào chính cuộc sống mà Ngài đã minh chứng bằng cái chết cho chính tội lỗi của thế gian.” Thiên Chúa không mong rằng bất cứ ai cũng đều cần phải bỏ mình.

Những lời cuối cùng của Chúa Giêsu … là những yêu cầu cuối cùng của một người sắp chết. Gio-an 17:24-26, “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.”

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/shaken-not-moved

Người dịch: Anna Như Quỳnh