Hãy Biến Đổi Con!

0
1063

“Con có thể chọn một trong những trang phục này.” Tôi bình tĩnh nói với đứa con gái ba tuổi của tôi về những lựa chọn được phép chọn của cô bé về trang phục ở nhà thờ. Tôi đã không để ý nhiều quá đến ngoại hình trang phục của con bé trong suốt tuần này, đặc biệt là khi chúng tôi không đi xa nhà quá. Nhưng mọi việc sẽ thay đổi nếu tôi cho phép con bé được lựa chọn trang phục nhà thờ của mình. Thực hiện một lựa chọn như đang ở giữa một trận chiến, và tôi đã trao cho con bé sự lựa chọn đó … trong giới hạn cho phép.

Bất cứ ai đã từng nuôi dạy con cái cũng đều biết rằng việc nuôi dạy phải được bắt đầu từ rất sớm, nuôi con từ thuở ấu thơ. Tôi muốn con cái tôi phải tự nói lên được lựa chọn của mình. Tuy nhiên, khi chúng cảm thấy chúng cần phải nói lên một vấn đề nào đó trong những việc mà không thực sự thuộc về trách nhiệm của chúng hoặc những nguyên nhân gây nên những vấn đề, thì chúng tôi đã biết được hơn nửa vấn đề của chúng.

Những lời vang vọng từ những năm tháng trưởng thành văng vẳng bên tai tôi. Những cuộc cãi nhau nảy lửa với những đứa bạn từ thở thơ ấu đôi khi kết thúc bằng “Hãy làm cho tớ!” hay là “Cậu không thể làm cho tớ!” Nếu như không có một giải pháp thích hợp nhanh chóng, thì những lời nói đó sẽ ở mãi tồn tại một mối quan hệ hằng ngày hoặc mãi mãi.

Hãy suy ngẫm về từ ngoan cố: được dùng để định nghĩa việc quyết tâm không thay đổi một thái độ hay lập trường của một nhóm ngay cả khi đối mặt với những lập luận tốt hay những nguyên nhân hay ho. Có một số từ để mô tả điều đó: cố chấp, cứng đầu, ngoan cố, cứng nhắc, kiên quyết. Và những tính cách được minh họa một cách sống động ấy … rất cứng nhắc!

Được nhắc đến qua những lời Tiên Tri Isaia, Thiên Chúa đã mô tả một bức tranh đầy màu sắc về người cứng đầu như sau: “Ta biết ngươi vốn là kẻ cứng đầu, cổ ngươi là thanh sắt, trán ngươi làm bằng đồng” (48:4).

Trong Giêrêmia cũng đã lặp đi lặp lại khi nhắc đến những trái tim bướng bỉnh của người Ít-ra-en trong những trích dẫn sau: 3:17; 5:23; 7:24; 9:14; 11:8; 13:1016:12; 18:12; 23:17. Trời ơi, thật quá nhiều sự ngoan cố lì lợm!

Chúa Giêsu cũng từng nhắc đến những trái tim ngoan cố ấy, và Ngài đã tức giận vì sự thiếu lòng trắc ẩn của các nhà lãnh đạo tôn giáo (Trong Máccô 3:5). Họ nói một cách rất cơ bản rằng “Lề luật là lề luật!”. Ngài đã phớt lờ sự phán xét của họ và làm điều đúng đắn … chữa lành cho người đàn ông đứng trước mặt Ngài.

Thiên Chúa đã phán trong sách ngôn sứ Da-ca-ri-a khi Ngài lên án dân Ít-ra-en khi họ từ chối lòng thương xót, sự công bằng và đức từ bi:” Thế nhưng chúng chẳng thèm lưu ý; chúng đã quay lưng phản nghịch; chúng đã làm cho tai chúng ra nặng để khỏi phải nghe; …” (Da-ca-ri-a 7:11-12). Hình ảnh bịt tai lại và ngoảnh mặt bỏ đi thật trẻ con. Nhưng hành vi ấy hoàn toàn có thể đi theo chúng ta dù đã trưởng thành.

Thực ra thì không phải chỉ có trẻ con mới là người hành động một cách ngoan cố. Đôi lúc những người chúng ta đang lãnh đạo rất ngoan cố khi họ không thực sự muốn đi theo chỉ dẫn của chúng ta, hoặc họ chỉ “quên” những gì họ cần phải làm.

Dĩ nhiên là chúng ta có thể sa thải một nhân viên. Nhưng việc đó hoàn toàn có thể trở nên rất phức tạp khi chúng ta rất coi trọng sự đóng góp cũng như là tài năng của anh ấy/cô ấy. Và trong một số tình huống, không chỉ ở trong gia đình, anh ấy/cô ấy đã tạo ra những giải pháp thực sự không thể nào tin được. Chúng ta thực sự không thể luôn được lựa chọn người mà chúng ta cùng làm việc hay là người mà chúng ta mong muốn quản lý. Tôi luôn mong muốn rằng tôi có câu trả lời cho những tình huống khó xử này. Có lẽ bởi vì sự hiện diện của những vấn đề khó xử ấy khiến chúng ta phải thật cẩn trọng trong sự lựa chọn của mình.

Hoặc có lẽ đó là sự nan giải để chúng ta có thể nhìn lại lượng giá lại những yêu cầu và chính sách của chúng ta để xem rằng thực ra có phải chính chúng ta là những kẻ ngoan cố trong những bài học thực tế ấy không, luôn khăng khăng đi theo cách của chính mình dù rằng nó vô lý như thế nào. Liệu chúng ta có từng nói rằng “Lề luật chính là lề luật!” không? Liệu chúng ta có phải chính là những kẻ cứng đầu không?

Vẫn còn một sự định nghĩa khác về ngoan cố: khó chữa hay loại bỏ, kiên trì. Khái niệm này nhắc nhở tôi về những tội lỗi tôi đã mang. Đôi lúc tôi chống cự lại, ngoan cố không chịu từ bỏ những tội lỗi mà tôi thuyết phục mình rằng chúng thực sự không tệ đến như vậy. Hoặc thậm chí không chấp nhận rằng đó là một loại phạm tội. Khi tôi nghĩ rằng tôi đã xóa sạch được mọi tội lỗi của mình, dù rằng chỉ trong một ngày, thì Chúa Giêsu cũng đã nhắc nhở tôi về tất cả những gì mà tôi cần phải làm nhưng tôi lại chưa thực hiện được.

Tuy nhiên, có một từ đồng nghĩa không thể ứng dụng ở đây: đó là từ vĩnh viễn. Bởi vì khi tôi thừa nhận tất cả những thất bại của mình, thì Chúa Giêsu ngài ấy lại rất nhanh chóng tha thứ cho tôi mọi tội lỗi của mình. Và khi tôi ngoan cố lì lợm trong những lời từ chối của mình thì Ngài lại luôn trấn an tôi vì chính lợi ích của chính tôi.

Chính điều này nhắc nhở tôi về cách xử sự khi đối mặt với những đứa trẻ ngoan cố khác khi chúng không chịu ngủ một giấc trưa đầy đủ. Tôi sẽ ở bên cạnh chúng và nhẹ nhàng mát-xa mặt chúng cho đến khi chúng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.

Chúa Giêsu của tôi là Đấng Yêu Thương, Đấng Thánh, một nhà lãnh đạo phục vụ. Tôi thực sự rất muốn giống như Ngài ấy. Và khi tôi bắt đầu trở nên bướng bỉnh, Ngài lại bảo với tôi rằng, hãy dừng lại và thư giãn!

Điều ấy diễn ra như khi tôi có thể cảm nhận được bàn tay Ngài bao trọn khuôn mặt tôi khi tôi phủ phục trước Ngài và thì thầm lời cầu nguyện: “Lạy Chúa con xin vâng luôn sẵn sàng … xin hãy cho con luôn sẵn sàng … để làm bất cứ việc gì Ngài phải làm … để khiến con giống như Ngài … xin hãy khiến con trở nên giống Ngài!”

Link bài đọc: https://www.leadlikejesus.com/blog/make-me

Người dịch: Anna Như Quỳnh