Hãy nói Không – Thiết lập ranh giới lành mạnh

0
1140

“Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” Matthew 5:37

Tôi biết thứ bảy là một ngày điên cuồng.

Một cuộc diễu hành bóng chày vào sáng sớm, hai trận bóng chày, một trận bóng đá và một chiếc xe cần được sửa, chồng tôi và tôi đã phải hối hả để hoàn thành những công việc này.

Ngay sau khi cuộc diễu hành kết thúc, tôi đã để cậu con trai nhỏ với chồng tôi và vội vã đi tới sân bóng với cậu con trai lớn. Ngay sau khi chúng tôi đến, một trong những người mẹ có con trai trong đội của Joshua đã chạy tới và hỏi tôi có thể đưa con trai cô ấy về nhà sau trận đấu được không. Cô ấy có buổi họp ở giáo xứ và thực sự không muốn bỏ lỡ nó.

Là người luôn cố làm hài lòng người khác, luôn phải nổ lực nhiều để nói không, tôi đã phải giải thích với cô ấy mọi thứ mà tôi phải làm trong ngày đó và tôi không thể giúp cô ấy. Nhưng không sẵn sàng đón nhận câu trả lời không và không thông cảm sự khó khăn của tôi, cô ấy cứ khăng khăng cô ấy phải giữ cam kết về việc tham dự đó. Rồi cô ấy nhìn tôi chằm chằm.

Vì thế tôi đã nói đồng ý. Cô ấy lấy số điện thoại của tôi, đưa cho tôi địa chỉ của cô ấy và rời đi.

Ngay sau khi trận đấu kết thúc, chúng tôi đã vội vã lái xe về nhà để chồng tôi có thể tập trung vào việc sửa xe trong khi tôi đi đến khu bóng chày để xem trận đấu thứ hai của Daniel. Khi chúng tôi về tới nhà, tôi đã có cảm giác mạnh mẽ là tôi đã quên điều gì đó. Vâng! Trong sự rối loạn này, tôi đã quên bạn của Joshua trên sân bóng.

Tôi đã cảm thấy rất thất vọng về bản thân mình. Tôi vội vã vào xe và lái đi, cầu nguyện và hy vọng cậu bé vẫn ổn. Tôi đã gặp huấn luyện viên, thật nhờ ân sủng của Chúa, anh ta thấy cậu bé cần giúp đỡ và đã chở về nhà.

Tôi đã rất nhẹ nhõm khi biết cậu bé đã an toàn. Tôi cũng cảm thấy nản lòng về việc không có khả năng nói không đã dẫn đến quá nhiều lo lắng cho nhiều thứ và đã có thể gây nguy hiểm cho cậu bé.

Khi suy ngẫm lại ngày đó, tôi đã học được một bài học về sự quan trọng của việc nói “không” đúng lúc và với những lý do thỏa đáng:

1. Nói “không” không làm cho tôi trở nên ích kỷ hoặc trở thành một môn đệ tồi. Nó chỉ làm tôi có trách nhiệm và đáng tin cậy.

2. Nói “không” thiết lập nên các ranh giới cho mối quan hệ lành mạnh

3. Nói “không” ngăn cản tôi trở thành một kẻ gây rối

4. Nói “không” ngăn cản tôi khỏi phá vỡ những giây phút Thiên Chúa chỉ bảo (cho tôi và người khác)

5. Nói “không” bảo vệ cho trách nhiệm, độ ưu tiên và nghĩa vụ của tôi

6. Nói “không” tạo điều kiện cho Thiên Chúa bước vào và thực hiện những điều chỉ có Ngài có thể làm

7. Nói “không” cho phép người khác phát triển, trưởng thành và thực hiện công việc.

8. Nói “không” mang đến bình an, để nghỉ ngơi và đổi mới.

9. Nói “không” bảo vệ thời gian giới hạn của chúng ta và cho phép chúng ta nói “có” đối với những việc thực sự.

Chúa Giêsu đã bao giờ nói “không”?

Là một phần trong suy niệm của tôi, tôi đã đi vào hai trong số những nguồn ưu thích của tôi đó là sự chỉ dẫn về trí tuệ và tâm hồn. Đầu tiên đó là lời Chúa. Thứ hai đó là cuốn sách Ranh Giới được viết bởi Henry Cloud và John Townsend

Khi tôi tìm hiểu về Kinh Thánh, tôi đã biết rằng Chúa Giêsu không phải là người luôn nói có. Có những thời điểm khi mà Ngài nói không hoặc chọn việc không tham gia hoặc đáp ứng cho mọi nhu cầu hoặc mong muốn của con người.

Chúa Giêsu đã nói không với người bệnh

Trong tin mừng Mác-cô 1:34-38 nói về Chúa Giêsu rằng: “Ngài chữa lành nhiều kẻ đau các thứ bịnh, và đuổi nhiều quỉ”. Khi tin tức về quyền lực chữa lành của Ngài lan rộng, càng nhiều người cần sự chữa lành của Ngài đã xếp thành hàng ở Capernaum.

“Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó. Si-môn cùng đồng bạn đi tìm Ngài. Khi kiếm được thì thưa rằng: Hết thảy đương tìm thầy. Ngài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến” Mác-cô 1:35-38

Chúa Giêsu đã biết rằng thánh chức của Ngài không chỉ là chữa lành về thể xác nhưng là rao giảng nước trời. Bởi vì Ngài cũng bị giới hạn thời gian, Ngài không thể ở chỉ một thị trấn. Ngài Phải để lại những nhu cầu thể xác không được đáp ứng đó để Ngài có thể đi đến những làng lân cận và để hoàn thành mục đích nền tảng của Ngài đó là rao giảng. Ngài từ chối trở thành “Người làm phép lạ”. Ngài là con Thiên Chúa người đến để chữa lành và cứu rỗi linh hồn.

Chúa Giêsu nói không với công bằng xã hội

Trong Luke 12:13-15, chúng ta đã đọc về một người đàn ông, người mà đã đến gặp Chúa Giêsu để yêu cầu sự phân giải đúng sai cho vấn đề cá nhân. “Thưa Thầy, xin bảo anh tôi chia gia tài cho tôi”. Ngài nói: “Này anh kia, ai lập tôi lên để xét xử hay phân xử giữa hai anh?”. Rồi ngài phán với họ: “Hãy cẩn thận và đề phòng mọi hình thức tham lam, vì dù một người có dư dật thì của cải cũng không mang lại sự sống cho người ấy.”

Rất nhiều mong đợi Chúa Giêsu đứng về phía người em túng thiếu người mà bị loại ra khỏi phần gia tài thừa kế của mình. Chúa Giêsu đã không làm điều đó. Ngài đã từ chối bị trói buộc trở thành một trọng tài pháp lý, và dùng cơ hội này để soi rõ ánh sáng vào những vấn đề quan trọng hơn của tình trạng trái tim chúng ta và sự tham lam có thể dễ dàng gây trở ngại cho chúng ta.

Ranh giới (Boundaries)

Henry Cloud và John Townsend nói về những ranh giới sau đây:

Bất kỳ sự nhầm lẫn về trách nhiệm và quyền sở hữu trong cuộc sống của chúng ta chính là vấn đề về ranh giới. Như chủ nhà thiết lập ranh giới về vật chất cho mảnh đất của họ, chúng ta cần thiết lập ranh giới của tinh thần, thể chất, cảm xúc và tính thiêng liêng cho cuộc sống của chúng ta, để giúp chúng ta phân định cái gì là trách nhiệm và cái gì là không. Không có khả năng thiết lập ranh giới phù hợp tại những thời điểm phù hợp với những con người phù hợp có thể gây ra thiệt hại.”

Chúng ta không được tạo thành để là giải pháp cho mọi vấn đề hoặc thực hiện công việc của mọi người. Điều mà Thiên Chúa yêu cầu chúng ta là giúp nâng đỡ những gánh nặng của nhau. Hiểu sự khác biệt này là chìa khóa để thiết lập ranh giới lành mạnh

Điều mà Thiên Chúa yêu cầu chúng ta là giúp nâng đỡ những gánh nặng của nhau.

 

Bạn thấy bản thân mình đang ở đâu ngày hôm nay?

Bạn có đang sống và dẫn lối tới những cảm giác tội lỗi và không có khả năng nói “không”?  làm hài lòng mọi người có phải là một cuộc đấu tranh trong bạn? hay có thể bạn đang ở phía đối diện của một chuỗi bao gồm lặng lẽ thao túng, gây áp lực để người khác nói “yes”, chẳng bao giờ nói “không” trong câu trả lời?

Bất cứ câu trả lời là gì, nhận ra các khuynh hướng của bạn, viết ra những lời khôn ngoan của Thiên Chúa trước. Sau đó tìm kiến những phương cách trong cuốn sách Boundaries, là cuốn sách có nhiều công cụ tuyệt vời để giúp bạn cân bằng một cách mạnh mẽ mỗi quan hệ cá nhân cũng như trong chuyên môn dựa trên ranh giới lành mạnh.

 

 (Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/just-say-no)

 Khanh Pham dịch