Lãnh Đạo Trong Thời Kì Khủng Hoảng

0
1118

Những đường phố nhộn nhịp thường ngày của Chicago trống trơn. Giống như những thành phố khác, thành phố đang hành động bằng cách thực hiện phong tỏa toàn diện. Trong sự im lặng tĩnh mịch, kênh truyền hình đài WGN đã thực hiện bản báo cáo về một giọng ca đơn độc đang hát bài “Hallelujah”. Một người chuyên trình diễn trên đường phố địa phương, Andrew Dabiv đã cho biết rằng, “Mục đích ẩn sâu bên dưới phần trình diễn là gì? Tôi nhận ra rằng mọi người đều đang tìm kiếm sự bình an trong cơn đại nạn.”

Đại dịch toàn cầu virus Corona đã nhắc nhở chúng ta rằng thực ra chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ và liên quan đến nhau. Dường như trong những khoảnh khắc “bình phàm” hằng ngày, chúng ta đã loại bỏ, hoặc có lẽ là đã coi nhẹ tương quan giữa chúng ta và người khác. Chúng ta dường như đã dành nhiều thời gian để xây dựng để rào chắc và tường thành bảo vệ xung quanh để tự cô lập chính chúng ta hơn là xây dựng những cầu nối để kết nối với người khác. Đó là phản ứng tự nhiên khi chúng ta phòng vệ bằng việc cô lập; nhưng sự cô lập ấy khiến cho chúng ta bị tổn thương. Sách Giảng Viên đã nhắc nhở chúng ta rằng:

Một mình dễ bị tấn công, có hai người, ắt sẽ đương đầu nổi; dây chập ba đâu dễ gì đứt?

Thực ra thảm họa và khủng hoảng không phải là mới đối với chúng ta. Xuyên suốt cuộc khủng hoảng dẫn đến cuộc chiến tranh Cách Mạng Hoa Kỳ (còn được gọi là Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ, là một cuộc chiến vào thế kỷ 18 giữa Vương quốc Anh và Mười ba thuộc địa tuyên bố độc lập và khai sinh Hoa Kỳ), Thomas Paine (trong sách American Crisis, Tập 1), đã viết rằng:

Đây là khoảng thời gian thử thách linh hồn con người; trong cuộc khủng hoảng này, những chiến binh mùa hè và những người ái quốc tỏa ánh dương sẽ ngã xuống khi phụng sự đất nước; nhưng những ai đứng vững trong lúc này đều xứng đáng với tình yêu và lòng biết ơn của mọi người dân.

Dường như những lời nói của Paine vẫn còn rất đúng vào thời điểm ngày nay, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu quay trở lại. Nhưng sự sợ hãi, cô lập và chia rẽ dễ dàng bùng phát hơn trong suốt thời kì tồi tệ này. Thảm họa và khủng hoảng mang lại điều tốt nhất; và cả điều tồi tệ nhất của chúng ta. Chúng ta nhìn thấy mọi người tích trữ các nhu yếu phẩm cần thiết và nhận được các cảnh báo hàng ngày về các chương trình điện thoại và email lợi dụng và khai thác chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn thấy được những hành động lãnh đạo như Giêsu. Chúng ta có thể thấy rất nhiều hành động của sự tử tế và vô vị kỉ khi mọi người ngắm nhìn những người khác và những tình huống mà người khác gặp phải. Chúng ta nhìn thấy những người rất bình thường cung cấp sự hỗ trợ và an ủi người khác.  Chúng ta nhìn thấy những người trẻ đi chợ giùm cho những người lớn tuổi hàng xóm, chúng ta nhìn thấy những người khác chuyên chở cung cấp thức ăn cho các nhân viên trong bệnh viện, chúng ta nhìn thấy mọi người ở Pittsburgh và Italy hát hò từ ban công và trên đường phố. Chúng ta càng ngày càng cảm thấy biết ơn hơn với những người đầu tiên hồi đáp lời mời gọi, những y bác sĩ, và cả những giáo viên và những người chăm sóc trẻ.

Lifeway Research (2013) đã thống kê rằng chúng ta đã thêm hai hành vi ứng xử trong suốt khoảng thời gian khủng hoảng hoặc thảm họa chính là: số tiền quyên góp tăng lên, và nhiều người trở về với Chúa nhiều hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “khoảng hơn 60% người Mỹ đã quyên góp cho các cơ quan cứu trợ sau thảm họa thiên nhiên”. Nghiên cứu cũng đã báo cáo rằng “gần sáu trong số 10 người Mỹ (57%) đồng ý với tuyên bố này, khi một thảm họa tự nhiên xảy ra, sự quan tâm của tôi đối với Chúa tăng lên.” Nếu bạn tự hỏi chính bản than mình, thì tại sao lại có việc như vậy xảy ra? Thì tôi nghĩ rằng câu trả lời đơn giản là trong khoảng thời gian khủng hoảng xảy ra, chúng ta muốn mọi việc trở nên tốt hơn, chúng ta muốn tình hình trở về bình thường như cũ, và chúng ta cần có sự ổn định. Để hiểu được tại sao chúng ta lại quay về bên Chúa trong khi khủng hoảng xảy ra, thì chúng ta cần phải định nghĩa được sự ổn định.

Sự ổn định được định nghĩa là “tính cách ổn định và kiên trì, kiên định về giải pháp hay mục đích.” Trong những tình huống thảm họa, chúng ta tìm kiếm Chúa bởi vì chỉ có Ngài mới trao cho chúng ta tình yêu, lòng trắc ẩn, sự từ bi và sự ổn định mà chúng ta cần. Diễm Ca 3:22 (ESV) đã nói rằng:

“Lượng từ bi Ðức Chúa đâu đã cạn,

lòng thương xót của Người mãi không vơi…”

Sự ổn định chính là vắc-xin bảo vệ chúng ta khỏi sự khủng hoảng.

Sự ổn định chính là vắc-xin bảo vệ chúng ta khỏi sự khủng hoảng. Trong khi chúng ta nên kiên định và trung thành với niềm tin của chính mình, thì chúng ta cũng cần phải có trách nhiệm với những người khác nữa. Chúng ta nên tạo ra và khuyến khích nâng đỡ những môi trường ổn định trong cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Chúng ta chia sẻ trách nhiệm bằng cách cung cấp sự lãnh đạo và tạo sự ổn định bền vững bằng cách học noi theo các hành vi ứng xử của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể bắt đầu noi theo gương lãnh đạo của Chúa Giêsu bằng cách:

  1. Yêu thương người khác (Gio-an 13:34-35, NIV). Khi chúng ta bày tỏ tình yêu thương của mình, chính là lúc chúng ta minh họa sự quan tâm thực sự của chúng ta với người khác.
  2. Phục vụ người khác (Phi-líp-phê 2:3-5, ESV). Hãy thực hiện điều gì đó tích cực trong suốt khoảng thời gian tự cách ly hay phong tỏa này. Phục vụ người khác khiến chúng ta có thể tách khỏi tình trạng hiện tại của chính mình; và cũng giúp nâng đỡ người khác.
  3. Kết nối với người khác (Thư Do Thái 10:24, CSB). Hãy dành thời gian với vợ chồng của bạn và con cái, hãy mời gọi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của bạn chỉ để hỏi thăm và chắc chắn là họ không cảm thấy bị mất liên kết.
  4. Hãy sẻ chia những món quà và lời chúc lành (Thư Do Thái 13:16, NOG). Thậm chí nếu bạn chỉ chia sẻ một ít thôi, thì đôi khi nó cũng là khá nhiều với người khác.
  5. Hãy trung thực (Châm Ngôn 11:3, NLV). Không ai mong muốn rằng bạn phải có tất cả các câu trả lời, nhưng mọi người đều mong muốn sự thật; ngay cả khi đó là những tin tức tồi tệ, nhưng vẫn tốt hơn là dối trá. Sự công chính chính trực của bạn nói lên rất nhiều điều về bạn.
  6. Hãy kiên nhẫn (Ê-phê-sô 4:2, ESV). Chúng ta có xu hướng trở nên nóng vội không kiên nhẫn khi chúng ta phải chờ đợi hoặc xếp hàng dài nhưng hãy nhớ rằng những người khác cũng đang phải trải qua tình huống khủng hoảng này như chúng ta. Thay vì thể hiện sự không hài lòng của chính mình; thì hãy thể hiện sự biết ơn. Hãy tưởng tượng về những điều tồi tệ sẽ xảy ra như thế nào nếu họ không ở đó để phục vụ bạn.

Thử thách: Đừng để danh sách kết thúc ở đây, hãy them vào một vài điều mà bạn biết hay cảm nhận. Hãy nhớ rằng cơn khủng hoảng này rồi cuối cùng cũng sẽ qua đi; nhưng những chiến thuật giải pháp mà chúng ta có thể dung hoàn toàn không quan trọng bằng thái độ ứng xử của chúng ta với người khác. Trong Ê-phê-sô 2:10(TLB) đã nhắc nhở chúng ta rằng:

“Thật thế, chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Ki-tô Giê-su, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta.”

Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/leading-through-crisis

Người dịch: Anna Như Quỳnh