Tôi chưa làm được điều đó
Tôi không thường xuyên bị cám dỗ tự khen chính mình (pat myself on the back). Ở tầm tuổi của tôi, tôi biết rất rõ điều đó. Nó có thể khiến vai tôi bị đau. (Đừng hỏi là làm sao tôi biết được điều đó.)
Tuy nhiên, nếu tôi đã từng bị cám dỗ để cố gắng – thêm một lần nữa – một trải nghiệm đơn giản nhưng khá đau đớn, chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ cứu rỗi tôi khỏi tội lỗi.
Mặc dù tôi đã dành hơn một thập kỷ để hướng dẫn nhiều người làm thế nào để Lãnh Đạo Như Giêsu, nhưng khi tôi thực hành để trở thành một người Lãnh Đạo Bản Thân như Giêsu, thì tôi thực tế lại … chưa làm được điều đó.
Làm thế nào tôi biết được? Đây là tiền truyện.
Có một lời cầu nguyện nổi tiếng được tạo bởi Thánh Inhaxio Thành Loyola, người sáng lập Dòng Tên, Ngài đã phục vụ như là một mẫu gương vĩ đại của một người Kito hữu, biến đổi cuộc sống của mình hoàn toàn theo Chúa Giêsu. Lời cầu nguyện đó được gọi là Suscipe (theo tiếng Latin tức là “Đón nhận”), và lời cầu nguyện ấy để cầu xin Chúa Giêsu đón nhận toàn bộ linh hồn và thân xác của chúng ta. Lời nguyện cầu ấy như sau:
“Xin hãy lấy, lạy Chúa, và hãy nhận trọn cả tự do,
trí nhớ, trí hiểu
và trọn cả lòng muốn của con,
tất cả những gì con có và sở hữu.
Chúa đã ban cho con mọi sự đó;
Lạy Chúa, con xin hoàn lại Chúa.
Tất cả là của Chúa, xin Chúa hãy sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa.
Xin Chúa ban cho con lòng mến Chúa và ân sủng của Chúa,
vì con được ân sủng này là đủ.”
(Lời nguyện Suscipe, Linh Thao số 234)
Tôi nghẹn ngào mỗi khi cố gắng để cầu nguyện lời nguyện ấy, điều này xảy ra thường xuyên vì đây là lời nguyện khá phổ biến trong truyền thống của Công giáo. Và tôi luôn gặp phải những vấp ngã tương tự như vậy.
Tôi đọc qua lời cầu nguyện và cầu xin Chúa để lấy hết mọi tự do của tôi (những gì tôi có), trí nhớ (những gì còn lại), và tất cả mọi trí hiểu (mặc dù là còn thiếu sót). Nhưng khi tôi nhìn thấy cụm từ tiếp theo – “và trọn cả lòng muốn của con” – và cổ họng tôi tự dưng nghẹn đắng lại.
Cả “trọn lòng muốn của tôi”? Nghiêm túc mà nói thì. Đó thực sự là một điều khó khăn.
Vâng, tôi biết là tất cả những gì tôi có và cả bản thân tôi chính là một món quà, được trao ban một cách tự do. Và vâng, tôi nhận thức được một cách sâu sắc là nếu Thiên Chúa Ngài ấy không muốn cuộc sống của tôi tiếp tục trong khoảnh khắc tiếp theo, dĩ nhiên là cuộc sống của tôi sẽ kết thúc. Và tức là, tất cả mọi thứ đều biến mất.
Kinh Thánh đã đề cập rất nhiều đến sự thật rằng Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi sự, mọi người và mọi khoảnh khắc trên thế gian. Ví dụ, trong cuốn thứ nhất Sử Biên Niên chúng ta biết rằng “vì mọi sự chúng con dâng lên Ngài, đều do Ngài mà có bởi tay Ngài mà ra.” (1 Sử Biên Niên 29:14). Trong thư gửi tin hữu Côrintô thứ nhất, thánh Phaolo đã nói “và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu. Và Thánh Giacôbê đã nói với chúng ta rằng: “Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha” (Giacôbê 1:17).
Trong tâm trí tôi nhận biết điều này. Tôi đã biết điều đó từ rất lâu, rất lâu về trước. Tôi hạnh phúc khi thừa nhận điều đó. Tôi biết ơn vì điều đó. Vậy thì vấn đề của tôi là gì?
Rõ ràng là, tôi là một người khá cố chấp.
Trong lời cầu nguyện của Thánh I-nhã, Ngài chỉ cầu xin tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa. Và cũng đã khá đủ cho tôi. Và chính xác là tôi khá tốt với điều đó.
Nhưng còn việc từ bỏ “toàn bộ mong muốn” của tôi thì sao?
Tôi vẫn còn khá khó khăn trong việc chấp nhận điều đó. Tôi đang rất cố gắng để thực hiện, nhưng tôi thực tế là chưa làm được.
Vì thế mà tôi đoán là tôi nên cầu xin một việc khác – sự tha thứ. Vâng, tôi cần điều đó. Và tôi cũng cầu xin điều đó nữa.
Lạy Chúa, con chỉ cầu xin tình yêu và ân sủng và sự tha thứ của Ngài – và cầu xin thêm một chút sự kiên trì, và bây giờ tôi đang suy nghĩ về nó.
Tôi thực sự chưa làm được điều đó. Và thẳng thắn mà nói thì, tôi chưa có chút tiến bộ nào. Nhưng tôi vẫn đang cố gắng thực hiện điều đó.
Với tình yêu của Thiên Chúa, những ân sủng và sự kiên trì, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Tôi đang cầu nguyện. Tôi đang cố gắng. Tôi đang hi vọng.
Với tình yêu của Thiên Chúa, những ân sủng và sự kiên trì, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra.
Và tôi nhớ về những hồng ân của Thánh Phaolo, và biến đổi thành của mình: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng.” (Trích Thư Rôma 15:13)
Học hỏi để Lãnh Đạo Như Giêsu, dường như là một nhiệm vụ cả đời … và là một món quà, giống như tất cả mọi thứ còn lại.
Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/confessions-aspiring-jesus-leader
Người dịch: Anna Như Quỳnh