Bạn có lẽ đang nghĩ – chuyện này có thể sao?
Có thể quản lý thế hệ millennials, thế hệ đề cao quyền cá nhân, hư hỏng và lười biếng không? Bất cứ ai có thể sống sót qua các ông chủ Boomer, thế hệ được sinh trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh đầy tự ái, quản lý vi mô, tự tin vào chính mình và không cần người khác giúp đỡ?
Với rất nhiều định kiến, tài liệu nghiên cứu và bằng chứng giai thoại về mỗi thế hệ, thật khó để hiểu được khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc ngày nay.
Những khuôn mẫu là có thật? Chúng ta có thể làm thương hiệu cho mỗi cá nhân bằng những khuôn mẫu thế hệ này không?
Có cách nào để thu hẹp khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc để những điểm mạnh của mọi người được tận dụng và tôn vinh khi bù đắp cho những điểm yếu không? Làm thế nào để chúng ta nhìn vào mỗi cá nhân như được tạo ra bởi Thiên Chúa và có kết nối duy nhất cho công việc mà Ngài đã chuẩn bị trước cho mỗi chúng ta?
Lời Chúa nói với chúng ta rằng:
“Thật thế, chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Ki-tô Giê-su, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta” Êphêsô 2:10
Bất kể thế hệ của chúng ta, giáo dục, sự khác biệt về văn hóa hay kinh tế xã hội, tất cả các Ki-tô Hữu đều có một điểm chung: Thiên Chúa Cha đã tạo ra chúng ta có mục đích và hơn thế nữa, Ngài đã cho chúng ta một mục đích và trang bị cho chúng ta để làm mọi việc lành! Vì vậy, hãy để sự khác biệt và xung đột thế hệ, điều không thể chối cãi tồn tại, bởi vì như được nhắc đến trong Ê-phê-sô 2:10.
Mặt tốt, mặt không tốt, mặt đáng sợ: Những người sinh trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh (Boomer)
Mỗi thế hệ đều có những thuộc tính, phẩm chất cũng như những thách thức riêng. Hãy cùng nhìn vào thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh và những mặt tốt, mặt xấu và mặt đáng sợ của họ. Hãy nhớ rằng chúng ta đang xem xét các đặc điểm “chung” của thế hệ này và không gán mác cho từng cá nhân.
Phẩm chất:
Người sinh trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh thể hiện nhiều phẩm chất tuyệt vời trong số đó là: Đạo đức nghề nghiệp mạnh mẽ, tự tin vào chính mình, Độc lập, Tinh thần cạnh tranh, Lấy mục tiêu làm trung tâm, Có kỷ luật.
Thách thức:
Nghiên cứu cho thấy thế hệ sinh trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh không phải không có nhược điểm. Những thách thức chung thường được nhấn mạnh là: Xu hướng tham công tiếc việc, lòng tự ái, công việc được thiết lập theo cách riêng của họ, bị thách thức về mặt công nghệ và không cởi mở với những lời chỉ trích.
Khi người sinh trong thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh loại Chúa ra và Sự Kiêu Ngạo, Sợ Hãi cản trở họ, họ có thể tìm thấy bản thân qua việc bảo vệ vị trí và quyền lực của mình. Nỗi sợ mất kiểm soát và những việc liên quan có thể thúc đẩy họ bảo vệ thông tin và các mối quan hệ vì thông tin và tiếp cận các mối quan hệ có nghĩa là sức mạnh.
Mặt tốt, mặt không tốt, mặt đáng sợ: Thế hệ Millennials (thế hệ Y – những người sinh trong giai đoạn 1980s-2000s)
Mỗi thế hệ đều có những thuộc tính, phẩm chất cũng như những thách thức riêng. Hãy cùng nhìn vào thế hệ Y và những mặt tốt, mặt xấu và mặt đáng sợ của họ. Hãy nhớ rằng chúng ta đang xem xét các đặc điểm “chung” của thế hệ này và không gán mác cho từng cá nhân.
Phẩm chất:
Thế hệ Y thể hiện nhiều phẩm chất tuyệt vời trong số đó là: Đa nhiệm, Kết nối, Hiểu biết về Công nghệ, Tò mò, Linh hoạt, Hợp tác, Minh bạch.
Thách thức:
Kết quả nghiên cứu cho thấy thế hệ Millennials không phải là không có nhược điểm. Thách thức chung thường được nhấn mạnh là : Đề cao quyền cá nhân, Lười biếng, Không Trung thành, Thích đổi việc, Làm việc để kiếm sống, Thiếu kinh nghiệm.
Khi thế hệ Millennials loại Chúa ra và sự kiêu hãnh và sự sợ hãi cản trở họ, có thể họ trở nên quá tự tin. Họ sẽ có khuynh hướng loại bỏ kinh nghiệm và sự khôn ngoan của những người lớn tuổi và có thể nhanh chóng thờ ơ với nhiệm vụ được giao của họ nếu họ không thể xem nhanh kết quả và mục đích nhanh chóng.
Thu hẹp khoảng cách thế hệ
Sự khác biệt thế hệ được thúc đẩy bởi sự giáo dục và quan điểm độc đáo đang tồn tại, nhưng đó thực sự KHÔNG phải là tin xấu. Nếu chúng ta nhìn vào Lời Chúa, chúng ta thấy rằng phẩm chất chính của thân thể Chúa Kitô là sự khác biệt giữa các bộ phận của nó. Thư thứ nhất gửi tin hữu Cô-rin-tô 12: 13-20 cho chúng ta một hình ảnh đẹp về thân thể của Ngài:
“Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi. Giả như chân có nói: “Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: “Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi? Nhưng Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận vào một chỗ trong thân thể như ý Người muốn. Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận, thì làm sao mà thành thân thể được? Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một.
Cha của chúng ta không chỉ tôn vinh sự khác biệt của chúng ta, mà thực sự tạo ra hoàn cảnh mà chúng ta không thể làm một cách toàn diện nếu không có những khác biệt đó!
Trong Thư thứ nhất của Thánh Phê-rô 5:1-6 Lời Chúa cũng phác thảo vai trò, trách nhiệm và thái độ của những người già và trẻ hơn nên thể hiện:
“Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Ki-tô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai. Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên. Như thế, khi Vị Mục Tử tối cao xuất hiện, anh em sẽ được lãnh triều thiên vinh hiển không bao giờ hư nát.
Cũng vậy, những người trẻ hãy vâng phục các kỳ mục: anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.”
Một số cách mà người sinh trong thời kỳ bùng nổ dân số và thế hệ Y có thể thu hẹp khoảng cách?
Chúng ta có thể làm gì?
Dưới đây là một vài gợi ý cho những người sinh trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh khi làm việc hoặc được hướng dẫn bởi thế hệ Y:
- Đặt mục tiêu ngắn hạn với sự phản hồi thường xuyên.
- Đừng khắt khe khi nói đến kế hoạch làm việc linh hoạt và làm việc qua mạng. Theo dõi hiệu suất làm việc hơn là thời gian làm việc.
- Trao quyền cho thế hệ Y và truyền lại kiến thức của bạn. Họ thực sự muốn học hỏi từ bạn.
- Thúc đẩy mong muốn phát triển của họ bằng cách không giữ lại thông tin. Thay vào đó là tự do chia sẻ thông tin.
- Hãy nói về bức tranh toàn cảnh và cách làm việc của họ phù hợp với kế hoạch tổng thể.
- Hãy minh bạch. Khi bạn mắc lỗi, đừng luôn cảm thấy áp lực để giữ thể diện. Trong hầu hết các trường hợp họ đã biết một lỗi đã được mắc phải. Họ nói rằng “tôi đã bị lừa dối hoặc là “tôi đã làm rối tung mọi thứ lên” trên một chặng đường dài và cung cấp những bài học không thể quên.
- Cung cấp cho họ quyền truy cập vào các công cụ công nghệ cao để đạt được mục tiêu của họ.
Dưới đây là một vài gợi ý cho thế hệ Y khi làm việc hoặc được hướng dẫn bởi những người sinh trong thời kỳ bùng nổ trẻ em sơ sinh:
- Hãy tôn trọng và đừng quá khích. Cho phép họ có thời gian để xử lý những ý tưởng và đề xuất mới
- Cho họ thấy bạn coi trọng kinh nghiệm của họ và khẳng định chuyên môn của họ. Đặt câu hỏi và thể hiện mong muốn để tiếp thu kiến thức của họ.
- Những người sinh trong giai đoạn bùng nổ trẻ sơ sinh thích giao tiếp trực tiếp hoặc qua điện thoại để tiếp cận cá nhân một cách thường xuyên.
- Giữ thông báo cho họ và cho họ biết về tất cả những gì bạn làm. Họ đánh giá cao về việc được cho biết.
- Hãy chứng minh và chịu trách nhiệm trước khi bạn yêu cầu những đặc quyền như thời gian linh hoạt hoặc làm việc từ xa.
- Có trách nhiệm và yêu cầu phản hồi. Khi mục tiêu được đặt ra, hãy đảm bảo bạn không trì hoãn hoặc thực hiện mọi việc theo ý thích. Đây là một cách dễ mất uy tín nhanh chóng!
- Đừng tự tin thái quá. Cho phép ý tưởng của bạn được thử thách và mời phê bình. Điều này sẽ chứng minh sự trưởng thành từ phía bạn.
Thu hẹp khoảng cách thế hệ là khả thi khi chúng ta chọn chỉ tôn vinh Thiên Chúa và không chịu bị điều khiển bởi nỗi sợ hãi và kiêu ngạo!
Nguồn: https://www.leadlikejesus.com/blog/managing-millennials-surviving-boomer-bosses
P/s: Thế hệ Millennials hay còn gọi là thế hệ Y: những người sinh trong giai đoạn 1980-2000s.
Những người sinh trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh (Boomer hoặc Baby Boomer): Nhóm nhân khẩu học theo Thế hệ Im lặng và Thế hệ X trước – những người sinh trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh giai đoạn 1946 – 1964s.
Người dịch: An Hòa