Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (Chương 2): Nguồn lực của nhà lãnh đạo? (tiếp theo 2)

0
1214

Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (Chương 2): Nguồn lực của nhà lãnh đạo? (tiếp theo 2)

Cầu nguyện

Yếu tố thứ hai của sự kết hiệp là cầu nguyện. Thiên Chúa nói với chúng ta qua Lời và chúng ta nói với Ngài qua cầu nguyện. Cần nhớ rằng có những lời cầu nguyện khiến Thiên Chúa phải ra tay, và cũng có những lời cầu nguyện chẳng đem lại điều gì. Đâu là sự khác biệt?

Chúa Giê-su nói về những loại cầu nguyện khác nhau trong dụ ngôn sau:

“Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”. Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. (Lc 18:10-14)

Vào một mùa hè nọ tôi được hân hạnh nghe hoà nhạc trên sông Potomac ở Washington D.C. Dàn nhạc biểu diễn bản mở màn 1812. Trong một khoảng khắc pháo bông được bắn lên. Việc bắn pháo bông chẳng nhằm việc gì, chỉ tạo ra “hiệu ứng lửa” thôi. Nó khiến cho bản mở màn thêm kịch tính và sự phấn khích.

Tôi nhớ lại thời tôi còn trong thuỷ quân lục chiến trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai với vai trò là chinh sát trong một đơn vị pháo binh. Mỗi nòng pháo có thể bắn thử một lần, và tôi có thể quan sát điểm pháo rơi so với mục tiêu. Rồi tôi nhắn qua điện đàm để nâng lên hay hạ nòng pháo xuống, qua trái hay qua phải. Họ lại tiếp tục bắn thử lần nữa, và tôi lại đưa ra hướng dẫn mới. Cuối cùng, tôi đưa ra hướng dẫn cuối cùng và báo để họ “bắn hiệu quả”.

Tôi dùng cách diễn đạt tương tự vì điều đó liên quan tới khúc mở màn, nhưng lại muốn nói đến điều khác xa. Vào thời điểm đó toàn bộ năng lượng đều tập trung nhắm đến mục tiêu để có hiệu quả tàn phá.

Dụ ngôn Chúa Giê-su kể cũng vậy. Những người Pharisêu chỉ thuần tuý cầu nguyện cho những tác động, như là phương thế để gây ấn tượng, và Chúa Giê-su nói Ông ấy đứng riêng một mình, cầu nguyện”. Còn ngược lại, người thu thuế thì lao tác với Chúa. Anh ta cầu nguyện để có những ứng nghiệm, hoàn tất việc gì đó. Đây chính là loại cầu nguyện mà chúng ta nên dâng lên Chúa. “Lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực” (Gc 5:16). Vì để lời cầu nguyện được ứng nghiệm thì lời cầu nguyện đó phải xuất phát từ lòng nhiệt thành.

Điều này cũng được mô phỏng bằng một biến cố xảy ra thời giáo hội sơ khai (Cv 12: 1-12). Vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. (2) Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan và cũng toan giết Phêrô. Phê-rô đang tròng tù với sự canh giữ bởi 16 lính canh. Nhưng các tín hữu cầu nguyện cho ông, và để đáp trả lại lời cầu nguyện đó Thiên Chúa gởi một thiên sứ đến giải thoát ông. Nhiều chú giải sử dụng những từ ngữ khác nhau để mô tả lời cầu nguyện đó. Từ ngữ được dùng để mô tả lời cầu nguyện là từ ngữ để diễn tả cường độ của cảm giác mà một người có được khi bị kéo phanh thay trên giá tra tấn.

Lý do để có lời cầu nguyện nhiệt thành này thì đã rõ ràng. Trước hết, về thể lý thì Phê-rô không thể thoát khỏi nhà tù. Tuy nhiên, một điều chính yêu dẫn đến lời cầu nguyện nhiệt thành là quá khứ của Phê-rô. Ông được biết đến là đã chối Chúa khi tình hình căng thẳng. Thiên Chúa có đáp lại lời cầu nguyện của họ không? Đáp trả gấp nhiều lần! Đêm trước khi bị xử Phê-rô ngủ như một em bé, bị xích giữa hai lính canh. Lời cầu nguyện nhiệt thành của nhóm nhỏ các tín hữu đem lại hiệu nghiệm. Phê-rô không những không bị thương gì mà còn được giải thoát khỏi tù bằng một cách thức không ngờ. Thiên Chúa đã nghe và đáp lời.

Cách đây vài năm tôi có mời một bác sĩ tới nhà. Sau khi khám bệnh xong bác sĩ đó nói “Người đàn ông có trái tim tệ. “Tôi tự hỏi, làm sao mà ông ấy biết?” Người đàn ông này có thể cho rằng chưa bao giờ ông cảm thấy khỏe như bây giờ, tấm thân già cỗi này đang rất sung mãn, bác sĩ này thật phí thời gian khi nói về sức khỏe với ông. Nhưng cho dù người đàn ông này nói gì đi nữa thì bác sĩ Frank đã biết trái tim ông không tốt. Làm thế nào mà bác sĩ biết vậy? Đơn giản. Bác sĩ lắng nghe nhịp tim bằng ống nghe và không để ý tới những gì người đàn ông nói.

Với Thiên Chúa cũng vậy. Chúng ta không cầu nguyện bằng cách nói vào micro thiêng liêng với Thiên Chúa, Đấng đang lắng nghe chúng ta bằng tai nghe của thiên đàng. Ngài lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta bằng ống nghe thiêng liêng. “Dân này Kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”  (Mt 15:8). Lời mời gọi của Giê-rê-mi-a “trước nhan Chúa, hãy trút niềm tâm sự” (Ac 2:19) cần phải được lưu ý ngày nay.

Có bao giờ bạn từng nghe người Kitô hữu khi chia tay họ nói, “Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn” chưa. Thông thường thì đó chỉ là cách nói tạm biệt thôi. Nhưng lời nói của Thánh Phaolô tông đồ thì khác thế nào “Thiên Chúa là Ðấng tôi hết lòng thờ phượng khi loan báo Tin Mừng về Con của Người, chính Người làm chứng cho tôi là tôi hằng nhắc nhở đến anh em: mỗi khi cầu nguyện, tôi hằng xin Người cho tôi có ngày nào được dịp tốt đến thăm anh em, nếu Người muốn” (Rm 1: 9-10)

Để lời cầu nguyện nhiệt thành thì phải cụ thể. Thường thì chúng ta hay rơi vào lối mòn cầu nguyện. “Xin Chúa chúc lành cho giáo hội,” hoặc “Xin Chúa khích lệ những nhà truyền giáo,” hoặc “Xin Chúa giúp lớp chúng con.” Lời cầu nguyện của nhà lãnh đạo cần phải cụ thể trong hai khía cạnh.

Thứ nhất, lời cầu nguyện của nhà lãnh đạo cần phải tập trung vào sự thăng tiến và phát triển của những ai mà họ đang lãnh đạo. Thánh Phaolô tông đồ cho chúng ta một ví dụ:

“Vì thế, từ ngày chúng tôi nghe biết như vậy, chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho. Như vậy, anh em sẽ sống được như Chúa đòi hỏi, và làm đẹp lòng Người về mọi phương diện, sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn” (Cl 1:9-10)

Tương tự như vậy, hãy xem lời cầu nguyện của Êpapra “Anh Êpápra, người đồng hương với anh em và là tôi tớ của Ðức Kitô Giêsu, gửi lời chào anh em; anh không ngừng chiến đấu cho anh em bằng lời cầu nguyện, để một khi đã trưởng thành và hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự, anh em được đứng vững” (Cl 4:12).

Thứ hai, những nhà lãnh đạo nên cầu nguyện sự trưởng thành trong đức tin của những người họ lãnh đạo và xin Chúa cất nhắc trong số những người đang cùng làm việc với họ đưa vào cánh đồng truyền giáo trên thế giới.

“Ðức Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. (Mt 9: 36-38)

Nguồn: http://dongten.net/noidung/69458