Công thức vượt qua thảm hoạ khi bạn phạm phải sai lầm – When it Comes to Mistakes, Here is a Formula for Disaster

0
1334

 

It is not that I have already taken hold of it or have already attained perfect maturity, but I continue my pursuit in hope that I may possess it, since I have indeed been taken possession of by Christ Jesus. (Philippians 3:12)

Không phải là tôi đã đạt giải, hay đã nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt. (Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê 3:12)

What are we to make of mistakes – most especially our own? Having worked most of my life in media, where employers pay huge sums to make sure all of our subscribers see all of our mistakes, I soon came to see them as opportunities for learning and growth. How else could I deal with them?

Chúng ta làm gì khi mắc sai lầm – nhất là là sai lầm của chính chúng ta? Hầu hết cuộc đời tôi làm việc trong ngành truyền thông, nơi khách hàng luôn trả một khoản tiền lớn để đảm bảo tất cả độc giả nhìn thấy tất cả những sai lầm của chúng tôi, tôi sớm nhận ra đây là những cơ hội để học hỏi và phát triển. Vậy tôi nên xử lý chúng như thế nào?

It turns out that eating crow and humble pie can be very good for you — once you get over the humbling taste. But discussion of the meaning of mistakes always takes me back to the trials of a woman on one of my newspaper staffs. I’ll call her Alice because that wasn’t her name.

Rõ ràng là việc chấp nhận sai và xin lỗi là rất tốt cho bạn – một khi bạn đã nếm trải được hương vị của sự khiêm nhường. Nhưng việc thảo luận về ý nghĩa của sai lầm luôn luôn nhắc tôi nhớ về những thử thách của một người phụ nữ là nhân viên trong toà soạn của tôi. Tôi sẽ gọi cô ấy là Alice bởi vì đó không phải là tên của cô ấy.

Alice was a competent person woefully lacking in confidence. She blamed that on her psychologically abusive husband, whom she eventually left after many years and many children. Whatever the reasons, everyone on the staff came to dread those times when she made a mistake.

Alice là một người phụ nữ có năng lực nhưng lúc nào cũng tự ti thái quá. Cô ấy đổ hết những việc đó lên người chồng bạo hành tâm lý của mình, người mà cuối cùng cô cũng rời bỏ sau nhiều năm chung sống và những đứa con. Dù cho lý do là gì, mỗi người nhân viên ở đây đều cảm thấy lo lắng mỗi khi cô ấy phạm phải một sai lầm nào đó.

I can’t recall her making any serious mistakes, but the problem was that whenever she made a mistake, she took it so hard that it triggered a whole series of other mistakes that made all our lives more difficult. It also set her off on a downward spiral where her performance suffered more and more until we could find a way to help her buck up her confidence again.

Tôi không thể nhớ nỗi rằng cô ấy đã phạm phải lỗi lầm nghiêm trọng nào hay không, nhưng vấn đề là cứ mỗi khi cô ấy mắc lỗi, cô ấy nghiêm trọng hoá vấn đề đến nỗi hàng loạt các sai lầm tiếp theo xảy ra làm cho cuộc sống của cô ấy ngày càng khó khăn hơn. Nó còn làm cho cô ấy rơi vào vòng xoáy nơi cô ấy thể hiện sự đau khổ, chịu đựng ngày càng nhiều và nhiều hơn cho tới khi chúng tôi tìm ra cách giúp cô ấy phấn chấn trở lại.

Wrong lesson

Bài học sai lầm

Her problem was that the first – and often the only – lesson she learned from a mistake was that she wasn’t very competent. That wasn’t usually true, but it functioned as a self-fulfilling prophecy.

Vấn đề của cô ấy là bài học đầu tiên và thường là bài học duy nhất mà cô ấy học được từ sai lầm là cô ấy không có năng lực. Điều đó thường không đúng, chính niềm tin của cô ấy làm cho việc thiếu năng lực của mình trở thành sự thật.

Given her frame of mind in the wake of a mistake, she wasn’t likely to do well with other tasks until she could adopt a new frame of mind. That required her to achieve a victory of some sort, which became less likely the more she beat up on herself with each successive mistake.

Đóng khung mình trong tư tưởng sai lầm đó, cô ấy dường như không thể làm tốt những công việc còn lại cho tới khi cô ấy nhận thức được một tư tưởng mới. Để làm được điều đó, cô ấy phải đạt được một chiến thắng nào đó, điều đó càng trở nên ít có khả năng khi cô tự trách bản thân với mỗi sai lầm liên tiếp.     

I spent a lot of time counseling and encouraging Alice, as did others. We all knew that in order for her performance to return to its normal competence we had to get her past her mistake. Often I encouraged her to take a lesson from her mistake and move on, wiser and less vulnerable to repeating the error.

Tôi và những người khác đã dành rất nhiều thời gian để tư vấn và khuyến khích Alice. Chúng tôi đều biết rằng để hiệu suất làm việc của cô ấy trở về đúng năng lực, chúng tôi phải giúp cô ấy vượt qua sai lầm của mình. Tôi thường khuyến khích cô ấy tự rút ra bài học từ những sai lầm và bước tiếp, một cách thông minh và ít bị tổn thương để tránh lập lại lỗi lầm.

Sometimes it worked. But not often.

Đôi khi nó hiệu quả. Nhưng không thường xuyên.

Usually we had to wait until she inadvertently done something extraordinary that drew great praise from an outsider, or until the memory of her mistake gradually faded into obscurity. Meanwhile, she was very vulnerable to committing more errors and continuing her slide down the indices of confidence and competence. She was a victim of the self-inflicted formula SE+LC=CD. That’s “Small Error plus Large Conclusion equals Chronic Disaster.”

Thông thường chúng tôi phải đợi cho đến khi cô ấy vô tình làm điều gì đó phi thường và thu hút được sự khen ngợi lớn từ người ngoài, hoặc cho đến khi ký ức về sai lầm của cô dần mờ đi. Trong khoảng thời gian đó, cô ấy rất dễ bị phạm thêm lỗi và sự tự tin và năng lực của cô không ngừng lao dốc.

Cô ấy là nạn nhân của công thức tự tra tấn SE + LC = CE. Đó gọi là Lỗi lầm nhỏ cộng với Kết Luận lớn tạo thành Thảm Hoạ Lâu Dài.”

Self-talk important

Tầm quan trọng của việc tự đối thoại với bản thân

How you talk to yourself is important. What do you say to yourself when you make a mistake? Do you calmly acknowledge it to yourself and to those who ought to know, and then ask yourself what lesson can be learned from it?

Or do you go crazy and draw a large conclusion like “I’m not suited for this” or “I can’t do anything right?”  

If you take the latter course, it’s likely you quickly panic and imagine all sorts of terrible, even terminal consequences. That puts you in a very vulnerable position.

Cách bạn đối thoại với chính mình rất quan trọng. Bạn nói gì với chính mình khi bạn phạm sai lầm? Bạn có bình tĩnh thừa nhận lỗi lầm với chính mình và những người nên biết, và sau đó tự hỏi bài học nào có thể học được từ nó?

Hoặc bạn phát điên lên và rút ra một kết luận to đùng rằng “Mình không phù hợp với việc này” hoặc “Mình không thể làm nên trò trống gì?”

Nếu bạn chọn phản ứng theo cách sau, bạn nhanh chóng trở nên sợ hãi và tưởng tượng hàng loạt những điều kinh khủng, thậm chí những hậu quả không thể cứu chữa. Việc đó đặt bạn vào một trạng thái rất dễ bị tổn thương.

First, in your panic you’re much more likely to make more mistakes – some perhaps more serious that the first one that sent you down the path to self-destruction.

Second, you’re tempted to cover up your mistake by hiding it or even lying about your culpability.

Đầu tiên, khi bạn hoảng sợ bạn dễ mắc sai lầm hơn – một số sai lầm có thể còn nghiêm trọng hơn lỗi lầm ban đầu, từng bước bạn sẽ đưa mình đến con đường tự huỷ hoại bản thân.

Thứ hai, bạn chọn việc bưng bít lỗi lầm của mình bằng cách giấu diếm chúng hoặc nói dối về chúng.

In either case, you’ve seriously compounded your mistake because you are putting your trustworthiness at risk – and trust is the key to forging mutually-beneficial relationships that make excellence possible for you and your team.

Recovering from mistakes is usually not a huge problem. Restoring lost trust is nearly always a difficult challenge.

Trong cả hai trường hợp, bạn đang làm cho tội lỗi của mình trở nên xấu hơn bởi vì bạn đang đặt sự đáng tin cậy của mình vào tầm nguy hiểm – và niềm tin là chìa khoá để tạo ra những mối quan hệ tương hỗ có ích, có thể tạo nên những khả năng bất ngờ cho bạn và nhóm của bạn.

Phục hồi từ những lỗi lầm của mình không phải là một vấn đề quá lớn. Nhưng để lấy lại niềm tin đã mất dường như luôn là một thách thức cực kỳ khó.

 

Focus on being loved and learning

Tập trung vào việc được yêu thương và học hỏi

The next time you mess up at work – or in a personal relationship – avoid inviting yourself to a pity party. Instead, take a deep breath, remind yourself that God loves you unconditionally, without regard to your performance, and then focus on what you can learn from your mistake.

Lần tiếp theo khi bạn gây rắc rối trong công việc – hoặc là mối quan hệ cá nhân – hãy tránh bị lôi cuốn vào việc tự dằn vặt chính mình hoặc rên rỉ về cuộc sống. Thay vào đó, hãy hít một hơi thật sâu, nhắc nhở bản thân rằng Thiên Chúa yêu thương ta vô điều kiện, bất kể chúng ta có phạm phải lỗi lầm gì đi chăng nữa, và sau đó tập trung vào việc bạn có thể học được gì từ lỗi lầm của mình.

Were you overconfident? If so, decide that in the future you will pay better attention to instructions and details so that your outcomes more closely resemble your intentions.

Bạn có quá tự tin? Nếu có, hãy quyết định tập trung nhiều vào những hướng dẫn và chi tiết trong tương lai rằng bạn có thể đạt được kết quả gần nhất với những mong muốn của mình.

Were you in over your head? If so, don’t conclude that “I’m not cut out for this.” Determine what it is that you need to learn to do better – and then learn it and do it.

Bạn có đang nghĩ quá lên không? Nếu có, đừng vội kết luận rằng “Tôi không có phù hợp cho việc này.” Thay vào đó, hãy cố gắng xác định rằng điều gì bạn cần để có thể làm tốt hơn – sau đó học và thực hành nó.

Were you reluctant to ask for help when you needed it? Both pride and fear can isolate you when you need to be connected. Why didn’t you reach out for help? Where could you have found it? What can you do to get past your pride or fear the next time?

Bạn có do dự yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn cần nó? Cả sự kiêu hãnh và nỗi sợ hãi đều có thể cô lập bạn ra khỏi những gì bạn cần được kết nối. Tại sao bạn không nhờ tới sự giúp đỡ? Bạn có thể tìm thấy chúng ở đâu? Bạn có thể làm gì để có thể vượt qua niềm kiêu hãnh hay nỗi sợ hãi lần sau?

Were you too rushed? If so, how can you prioritize your time and tasks so it doesn’t happen again? Or what can you do to perform better under tight deadlines?

Bạn có quá vội vàng không? Nếu có, bạn làm thế nào để ưu tiên thời gian và những việc cần làm để điều đó không xảy ra lần nữa? Hoặc bạn có thể làm gì thực hiện tốt hơn dưới một thời hạn chặt chẽ?

The key in all of this is to take off your Performance Hat and put on your Loved Learner’s Cap – which, by the way, has nothing in common with a Dunce Cap.

Focus less on demonstrating your ability and focus more on your development. Your goal is not so much to impress as it is to grow.

Chìa khoá cho tất cả những điều này là cởi bỏ cái nón Thành Tích và đội vào cái mũ Người Yêu Thích Học Hỏi – nhân tiện, không có gì giống với một cái Mũ của Người Tối Dạ.

Tập trung ít hơn vào việc thể hiện khả năng của mình và tập trung nhiều vào việc phát triển bản thân. Mục tiêu của bạn không cần quá nhiều để tạo ra ấn tượng như là mục tiêu để phát triển.

 

You’re not alone

Bạn không hề cô đơn

Just don’t forget to turn to Jesus in times of distress – large or small. 

Jesus loves you unconditionally. He loves you so much that He gave up His own life for yours. That’s how much you matter to Him – no matter what you’ve done or failed to do.

Take some consolation and confidence in how much Jesus thinks of you and cares for you.

Secure in His love, you can face up to your mistakes and learn volumes from them.

Happy learning … and being loved!

Bạn đừng quên quy hướng về Chúa Giê-su vào đúng thời điểm bạn cảm thấy buồn chán thất vọng – dù ít hay nhiều.

Chúa Giê-su yêu bạn vô điều kiện. Ngài đã yêu bạn rất nhiều đến nỗi đã từ bỏ cả mạng sống của chính mình vì mạng sống của bạn. Điều đó thể hiện rằng bạn rất quan trọng đối với Ngài – bất kể điều gì bạn đã làm hoặc đã thất bại.

Hãy nhận lấy sự an ủi và tự tin rằng Chúa Giê-su nghĩ về bạn và quan tâm đến bạn rất nhiều.

Gắn chặt trong tình yêu của Chúa Giêsu, bạn có thể đối mặt với lỗi lầm của mình và học hỏi được rất nhiều từ chúng.

Học hỏi một cách vui vẻ … và được yêu thương!

Maria Hanh Doan dịch

 

Tác giả: 

Owen Phelps

Dr. Owen Phelps is Director of the Yeshua Catholic International Leadership Institute and author of the book, The Catholic Vision for Leading Like Jesus: Introducing S3Leadership — Servant, Steward, and Shepherd. He has presented Lead Like Jesus Encounters in Canada, Uganda and India, as well as all across the U.S. 

He formerly served on the faculty of the College of Business & Management at Cardinal Stritch University in Milwaukee, and was a consultant on the U.S. Conference of Catholic Bishops’ Communications Committee for about a decade. He has served as a consultant to church organizations from Vermont to Texas. 

Dr. Phelps was an award-winning writer, columnist, editor and publisher with a multi-state publishing company before he began work in ministry. He has written several articles and contributed chapters to two books devoted to issues of faith-based organizational performance.

He and his wife Jane, a CPA, have been married for 49 years. They live in Durand, Illinois, and Lac du Flambeau, Wisconsin, and they have five grown children and 17 growing grandchildren.